Cách luộc bánh chưng ngày Tết để có màu xanh đẹp mắt

Cùng với kỹ thuật gói bánh chưng thì luộc bánh cũng là giai đoạn quan trọng quyết định chất lượng của bánh chưng. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng nếu không chú ý, bánh chưng sẽ không giữ được màu xanh hoặc mùi vị đặc trưng vốn có của nó. Cách luộc bánh chưng ngày Tết được đề cập dưới đây sẽ giúp bạn giữ được đúng chất của “bánh chưng xanh bên dưa hấu đỏ” cho mùa Tết cổ truyền sắp tới.

Cách luộc bánh chưng ngày Tết

Luộc bánh chưng là giai đoạn cuối cùng trước khi những chiếc bánh hoàn chỉnh ra lò. Một chiếc bánh đạt chuẩn phải giữ được màu xanh ở lớp lá chuối và lớp vỏ bánh, lớp nhân bánh và vỏ bánh kết dính với nhau chắc chắn, bánh để được lâu mà không bị hỏng. Để đạt được sự hoàn hảo đó thì mỗi giai đoạn chế biến cần được thực hiện đúng và cẩn thận.

Bánh chưng ngày Tết thường được luộc trên bếp củi. Nếu ngày thường bạn muốn luộc bánh với số ít có thể luộc bằng nồi cơm điện hoặc bếp gas. Tuy nhiên bánh ngày Tết với số lượng nhiều và thời gian luộc lâu có yêu cầu cao hơn về độ nóng và nều của bếp nên bếp củi là lựa chọn tốt nhất.

Ông bà ta thường sử dụng nồi tole để luộc bánh chưng. Đây là loại nồi có kích thước lớn đủ để sắp xếp toàn bộ số bánh chưng đang có. Vì thời gian luộc bánh chưng thường kéo dài từ 10-12 tiếng nên với loại nồi này, chúng ta có thể dễ dàng theo dõi tình trạng nước để tránh trường hợp cháy nồi.

Nồi luộc bánh chưng

Sử dụng phần lá dong còn thừa khi gói bánh lót đáy nồi là mẹo được truyền lại để màu bánh sau khi luộc xanh hơn. Tùy thuộc vào kích thước nồi và lượng bánh mà bạn căn chỉnh số lượng phù hợp.

Lần lượt xếp bánh chưng lên trên lớp lá lót phía dưới. Ở bước này bạn cần nhẹ nhàng để bánh không bị bục dây buộc.
Đậy kín vung nồi sau khi xếp bánh xong. Để bánh ngon hơn, khi mới cho nồi bánh lên bếp, bạn để lửa to đều và giảm đi sau khi nước sôi. Luôn chú ý nước trong nồi đừng để nước cạn trước khi bánh chín. Lưu ý là nước đầu tiên là nước lạnh nhưng nước thêm vào là nước sôi để tránh trường hợp bánh không chín đều.

Thời gian luộc bánh vào khoảng 10-12 tiếng nên lửa cần được giữ đều trong suốt thời gian đó để đảm bảo bánh chín đều từ ngoài vào trong.
Khi bánh đã chín, bạn vớt bánh ra. Lúc này bánh sẽ có độ nhớt có thể cảm thấy ở lá gói bánh. Để làm sạch, bạn rửa bánh qua nước lạnh rồi để ráo nước. Để bánh có hình dáng đẹp hơn, ông bà ta thường xếp bánh và đặt vật nặng lên trên trong vài giờ đồng hồ.
Cách luộc bánh chưng ngày Tết như trên chắc chắc sẽ giúp chúng ta đã có những chiếc bánh chưng Tết chín đều, đẹp mắt, không bị lỗi.

Những điều cần tránh khi luộc bánh chưng

Trong quá trình luộc bánh chưng nếu xảy ra sai sót thì toàn bộ nồi bánh sẽ bị hỏng. Để tránh tình huống xấu nhất là bánh không chín, bánh bị bở, bánh không có màu xanh thì tất cả các giai đoạn luộc bánh phải thực  hiện theo thứ tự, không được bỏ qua bất kỳ bước nào.

Vớt bánh và rửa bằng nước lạnhNhãn

Trông nồi bánh chưng là một hình ảnh đẹp trong ký ức của nhiều người. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc ngồi trông nồi luộc bánh đòi hỏi sự kiên nhẫn không hề nhỏ. Đó là vì lửa đun bánh phải luôn được giữ ổn định trong suốt thời gian đun bánh. Lửa đều giúp bánh chưng chín đều và không bị bục các lớp bánh.

Nồi luộc bánh phải có kích thước tương ứng với số lượng bánh cần luộc. Nồi tole có nhiều kích thước khác nhau nên bạn phải chắc chắn chọn được chiếc phù hợp. Nếu nồi quá nhỏ đồng nghĩa với việc bánh nhét chen chúc nhau sẽ không thể chín đều hoặc cần chia bánh thành 2 lần luộc rất mất thời gian. Ngược lại, nồi quá to sẽ khiến thời gian luộc lâu hơn.

Cách luộc bánh chưng ngày Tết là một trong ba giai đoạn quan trọng bên cạnh chuẩn bị nguyên liệu và thao tác gói bánh. Bạn đã có nguyên liệu tốt và là người gói bánh có tay nghề thì 10-12 giờ luộc bánh chỉ là chuyện nhỏ  nếu bạn thực hiện đúng theo cách luộc bánh chưng mà Food.com.vn đã đề cập.

Đánh giá:  
 Chưa có bình chọn nào

Ẩm thực

Nổi bật