Cách làm nước lẩu thái Tomyum vừa ngon lại siêu đơn giản

Học cách làm nước lẩu thái tomyum thực ra không hề khó chút nào. Với món lẩu cay cay, chua chua đặc trưng của xứ sở Chùa Vàng thì các bạn chỉ cần chuẩn bị kỹ những gia vị mà hôm nay chúng tôi hướng dẫn là được.

Chắc chắn sau bài viết này, nhiều chị em sẽ muốn chạy ngay vào bếp để tận tay chế biến nồi lẩu thơm phưng phức cho cả nhà cùng quây quần thưởng thức. 

1. Hướng dẫn cách làm nước lẩu thái tomyum

Chỉ cần nhắc đến lẩu thái Tomyum thôi thì nhiều bạn đã thấy cay cay đầu lưỡi rồi. Ấy là vì món ăn này có vị cay rất đặc trưng. Vị cay cay chua chua hấp dẫn ấy sẽ khiến các bạn khó có thể quên được. Vậy thì ngay bây giờ, hãy cùng chuẩn bị nguyên liệu để thực hiện cách nấu nước lẩu Tomyum nhé.

1.1. Nguyên liệu

- Xương gà: 1 bộ

- Tôm sú: 300-500g

- Sò: 500g

- Thịt bò: 500g

- Nước cốt dừa: 200ml

- Lá chanh Kaffir: 15 lá

- Sả: 3 nhánh

- Giềng: 1 củ

- Tỏi: 2 nhánh

- Hành tây: 1 củ

- Cà chua: 2 quả

- Chanh: 2 quả

Các gia vị gồm:

- Súp tôm thái: 4 thìa

- Ớt bột: 2 thìa

- Nước mắm: 2 thìa

- Bột nghệ: 1 thìa

Chuẩn bị nguyên liệu làm lẩu thái yummy

1.2. Các bước thực hiện cách làm nước lẩu thái tomyum

Để học cách làm nước lẩu thái tomyum, các bạn nên làm theo các bước sau đây.

1.2.1. Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Bước đầu tiên là khâu sơ chế nguyên liệu. Các bạn hãy rửa sạch tôm, lột chỉ và bỏ đi phần đầu nhé. Với xương gà, các bạn cũng rửa thật sạch và dùng chanh hay muối để khử mùi hôi. Đối với thịt bò các bạn rửa qua bằng nước sạch và để ráo trước khi sử dụng. 

Với sò đã mua, các bạn đem ngâm trong nước, thái thêm vài lát ớt vào để sò nhả hết chất cặn bẩn ra. Như vậy, khi ăn lẩu thì nước lẩu không bị cặn, không bị sạn và bạn có thể thưởng thức một cách yên tâm.

Đối với các nguyên liệu khác, bạn cần sơ chế theo yêu cầu sau: tỏi băm nhỏ, riềng thái miếng mỏng, xả đập dập và thái nhỏ, cà chua bổ cau, chanh vắt lấy nước cốt và hành tây đêm nướng sơ qua trên bếp. Như vậy là bạn có thể sẵn sàng đến bước tiếp theo rồi.

Sơ chế nguyên liệu làm lẩu thái

1.2.2. Bước 2: Nấu nước dùng

Để có nước dùng cho món lẩu thái tomyum, bạn hãy đem xương gà đã sơ chế ninh trong khoảng 1 tiếng. Bạn lưu ý ninh xương gà trên lửa nhỏ để giúp nước lẩu có vị ngọt tự nhiên. Khi đun, bạn nên thường xuyên hớt bỏ bọt nổi trên bề mặt và có thể lọc lại sau khi đã ninh xong để loại bỏ phần cặn.

1.2.3. Bước 3: Các bước chế biến lẩu Thái

Ở phần này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm nước lẩu thái tomyum vừa ngon, vừa đơn giản. Đầu tiên, bạn phi thơm phần tỏi và sả băm trên chảo nóng. Sau đó, bạn cho cà chua và riềng vào đảo đều cho chín kỹ. Bạn có thể cho vài thìa canh nước dùng vào để giúp cho hỗn hợp không bị cháy khi đun. Kế đến, bạn tiếp tục cho toàn bộ phần tỏi, sả, cà chua và riềng đã chín vào nồi và đổ thêm nước sôi để nấu nước lẩu. 

Khi nước sôi, bạn cho thêm bột nghệ, lá chanh và nước cốt dừa vào nhé. Trước khi bắt đầu ăn, bạn cho phần hải sản như tôm, sò và cả thịt bò vào chờ nước sôi là thưởng thức được rồi.

1.2.4. Bước 4: Thưởng thức lẩu tomyum

Với nồi lẩu thái tomyum nóng hổi bên cạnh, bạn có thể cùng gia đình hay bạn bè vừa thưởng thức, lại vừa tán gẫu vô cùng thoải mái. Nồi lẩu tomyum chuẩn vị sẽ có vị ngọt của xương đã ninh nhừ, vị chua chua  của cà chua và gói lẩu,vị cay của ớt ớt và hương thơm vô cùng hấp dẫn từ những nguyên liệu đặc trưng. 

=> Video tham khảo cách nấu nước lẩu Thái Tomyum

1.3. Lưu ý khi nấu lẩu tomyum Thái Lan

Để cách làm nước lẩu tomyum thành công, bạn lưu ý không dùng gân lá chanh trong khi nấu. Ngoài ra, bạn có thể cho thêm nước cốt dừa hoặc không, nguyên liệu này không bắt buộc.

Món lẩu thái yummy Thái Lan

2. Vì sao gọi là lẩu Tomyum?

Lẩu Tomyum của Thái Lan từng nằm ở vị trí thứ 8 trong danh sách 50 món ăn hấp dẫn nhất thế giới do kênh CNN bình chọn. Nếu bạn muốn làm mới những bữa ăn cuối tuần của gia đình thì lẩu Thái Tomyum sẽ là một gợi ý bạn nên cân nhắc. Tuy nhiên, Tomyum có nhiều cách nấu đặc biệt giúp món ăn này có mùi vị đặc trưng mà không phải ai cũng biết. 

Trong tiếng Thái, tom được hiểu là canh hoặc súp, yum là chua cay. Như vậy, chúng ta có thể đơn giản tomyum là chỉ món canh hay chua cay của người Thái. Ở Việt Nam, lẩu Tomyum thường được gọi là tôm dằm, do có nhiều nguyên liệu kết hợp với nhau, đặc biệt là lá chanh Kaffir và nước cốt dừa. Món lẩu này có hương vị chua nhẹ, cay nồng và mùi thơm của sả, cộng với chút ngọt béo từ nước cốt dừa khiến người dùng không khỏi mê mẩn trước một “mê cung vị giác”. 

Đây làm món ăn có đầy đủ tinh hoa văn hóa ẩm thực Thái Lan. Chỉ cần ngắm nhìn qua cách bày biện, chắc chắn bạn sẽ bị kích thích mọi giác quan.

Như vậy, các bạn vừa được chia sẻ cách làm nước lẩu thái tomyum hấp dẫn, chuẩn vị. Chúc các bạn thành công với món ăn này nhé.

Theo Food Market 

Đánh giá:  
4.0 / 5  (1 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật