Cách làm lẩu lòng bò #ngon cho những ngày trời se lạnh

Lẩu lòng bò là một món lẩu khá lạ nhưng rất thích hợp cho những buổi tụ tập ăn uống đông người. Đặc biệt là vào những ngày thời tiết se lạnh, thay vì ra quán thì tại sao bạn không thử tự thực hiện món lẩu này ngay tại nhà? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách làm lẩu lòng bò thơm ngon nhé!

1. Nguyên liệu nấu lẩu lòng bò

Nguyên liệu để làm được món lẩu lòng bò khá là đơn giản và dễ tìm kiếm. Bạn hoàn toàn có thể mua ngoài chợ, vừa tiết kiệm lại vừa chất lượng. Dưới đây là những nguyên liệu cần thiết để có thể làm nên món lẩu lòng bò thơm ngon:

- Lòng bò

- Thịt bò

- Nước cốt dừa tươi hoặc nước cốt được bán tại siêu thị.

- Xương bò để ninh lấy nước

- Các loại củ quả như là cà rốt, hành tây, gừng, sả, thanh quế, hoa hồi. 

- Gia vị để làm lẩu: muối, đường, mì chính, bột nêm…

- Rau củ quả ăn kèm lẩu: Cải thảo, rau muống…. Ngoài ra tùy vào khẩu vị ăn của từng gia đình mà các bạn có thể thêm nhiều loại rau củ quả khác.

Nguyên liệu làm lẩu lòng bò

2. Cách làm lòng bò sạch

Lòng bò cần phải được làm sạch để đảm bảo không còn mùi hôi khi ăn. Tuy nhiên khi lựa chọn mua lòng bò các bạn cũng cần phải lưu ý rằng nên mua loại lòng được mổ ngay tại lò. Sau khi mua lòng bò về thì các bạn cần phải làm sạch với những cách sau đây:

2.1. Làm sạch lòng với nước mắm

Pha một muỗng nước mắm với giấm ăn rồi sau đó đem ngâm lòng bò với hỗn hợp này. Đổ thêm một chút nướng nóng nhằm tác dụng làm sạch chất nhờn của lòng. Mắm sẽ có công dụng là khử mùi của lòng bò rất hiệu quả. 

2.2. Làm sạch lòng với sả 

Lòng bò đem về bạn có thể rửa sạch với nước muối. Dập sả thật nát và sau đó đem đổ vào nước nấu cho sôi. Ngâm lòng bò trong nồi nước này rồi rửa sạch với nước lạnh. Với công thức này bạn có thể đem bảo quản lòng và lấy ra chế biến dần đều được.

3. Cách làm lẩu lòng bò thơm ngon

Sau bước sơ chế nguyên liệu, khâu quan trọng nhất để có nồi lẩu lòng bò thơm ngon chính là việc chế biến nước dùng. Các nấu lẩu lòng bò thực hiện như sau:

3.1. Làm nước dùng

Nước dùng là tinh hoa của món lẩu. Vì vậy bạn cần phải hết sức để ý tới bước này nhé. Tốt nhất là nên dùng nước hầm từ xương để có được vị ngọt, thanh đúng chuẩn vị. Với món lẩu lòng bò thì nước dùng nên làm từ xương bò thay vì xương lợn. 

Xương bò sau khi đã mua về bạn cần phải rửa sạch và chặt thành khúc. Nướng xương bò với lò nướng hoặc là trực tiếp với lửa cho đến khi thấy xương chơi cháy thì dừng. 

Phần xương bò vừa nướng bạn hãy cho vào nồi áp suất để hầm cùng cà rốt, hành tây trong khoảng 1 giờ. Sau 1 giờ hãy mở nồi và vớt phần váng ra. 

Cách làm lẩu lòng bò ngon chuẩn vị

3.2. Cách làm lẩu lòng bò ngon

- Các loại rau hãy nhặt thật sạch, rửa và để ráo nước. 

- Đậu phụ bạn có thể rán hoặc để nguyên. Tuy nhiên đa phần mọi người ăn đậu đều sẽ để nguyên để đậu có thể ngấm gia vị nước lẩu. 

- Cắt lòng bò thành từng khúc vừa ăn. Ướp lòng với gia vị trong khoảng 30 phút. Bắc chảo lên bếp, phi hành và cho phần lòng bò này vào để xào, xào cho lòng săn lại là được. 

Tiếp theo đó bạn hãy chuẩn bị một nồi lớn, cho phần nước dùng vào cùng với nước dừa tươi, sả, quế, rau thơm và nấm. Nêm thêm gia vị cho vừa ăn rồi sau đó cho cả lòng bò vào đun. Như vậy là đã hoàn thành món lẩu lòng bò vừa giòn lại vừa thơm rồi đó. 

Khi ăn bạn hãy nhúng thịt bò, lòng và các loại rau vào lần lượt. Không nên nhúng quá nhiều cùng một lúc sẽ khiến các nguyên liệu bị chín quá. Bạn có thể ăn kèm với bún hoặc là thêm một chút sa tế để có hương vị cay chuẩn vị nhé. 

>>> Video tham khảo cách làm lẩu lòng bò hầm sả #thơm #ngon

4. Yêu cầu thành phẩm của món lẩu lòng bò

Không phải cứ chuẩn bị đủ nguyên liệu là bạn sẽ làm ra được món lẩu lòng bò thật ngon đâu nhé. Bạn cần phải có những bí quyết riêng mới tạo ra được món ăn thơm ngon như ý muốn. 

- Lòng cần phải được làm sạch sẽ để tránh mùi hôi. Mùi hôi sẽ khiến món ăn trở nên mất ngon và coi như là hỏng nồi lẩu của bạn đó. 

Yêu cầu thành phẩm lẩu lòng bò

- Nước dùng chính là linh hồn của nồi lẩu lòng bò. Vì thế để có được nồi lẩu với hương vị chuẩn các bạn cần phải chọn xương ống bò nhé. Ninh xương trong vòng 8 tiếng thì xương mới nhừ và có được phần nước cốt tận tủy. Phần nước cốt này sẽ đảm bảo độ ngậy, độ thơm và hương vị ngọt.

- Lòng bò phải đảm bảo đủ độ dai, giòn. Nên chấm lòng với muối chanh hoặc muối ớt thay vì chấm mắm nhé.

Món lẩu lòng bò với vị chua của cà chua, cốt me quyện hòa cùng vị ngọt của xương, cay thơm của gừng, vị nồng của nấm… Nhúng cùng với rau cải, cần, muống, bắp cải, mồng tơi… đã tạo thành món ăn lạ miệng, thơm ngon, đậm đà và giàu dinh dưỡng.

Vừa rồi là những chia sẻ của chúng tôi về cách làm lẩu lòng bò thơm ngon, hấp dẫn cho những ngày đông se lạnh. Hy vọng những chia sẻ này đã giúp gia đình của bạn có thêm một món ăn mới lạ, góp phần làm bữa ăn trở nên ấm cúng và sum vầy hơn nhé. 

Theo Food.com.vn 

Đánh giá:  
4.0 / 5  (9 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật