Cách làm lẩu cá chua cay ngon nức mũi

Có nhiều cách làm lẩu cá chua cay khác nhau, mang tới hương vị đa dạng cho người dùng lựa chọn. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn một trong những cách chế biến lẩu cá cực kỳ ngon, để bạn có thêm tự tin thể hiện tài năng nấu nướng của mình với gia đình và bạn bè.

1. Chuẩn bị nguyên liệu cho lẩu cá chua cay

- Cá chình: 1,5 kg

- Cà chua

- Xương heo: 500gr

- Mộc nhĩ

- Thơm ( dứa)

- Rau nhúng lẩu gồm có: cải thảo, rau muống, cải xanh, rau cần,…

- Sa tế

- Nấm hương

- Me chua, gừng

- Mùi tàu

- Rau ngổ

- Gia vị: Rượi trắng, nước mắm, đường, hạt nêm

Cách làm lẩu cá chua cay ngon nức mũi

2. Cách làm lẩu cá chua cay

2.1. Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Cá chình làm sạch ruột, cắt vây, xát muối để loại bỏ nhớt. Để đảm bảo hơn, bạn có thể rửa qua nước gừng hoặc rượu sẽ giúp khử mùi tanh hiệu quả. Sau đó cắt khúc hoặc thái cá thành từng lát mỏng và xếp lên đĩa để nhúng vào nước lẩu khi ăn.

Xương heo rửa sạch, có thể ngâm trong nước muối pha loãng hoặc chần qua nước sôi rồi cắt thành những miếng nhỏ.

Mộc nhĩ rửa qua rồi ngâm trong nước ấm khoảng 30 phút để nó nở ra. Sau đó, làm sạch gốc mộc nhỉ và rửa sạch. Mẹo nhỏ là nên ngâm nấm trong nước ấm trước thì nấm sẽ nở nhanh hơn.

Gừng rửa sạch, gọt vỏ rồi cho vào cối giã mịn vắt lấy nước cốt.

Thơm gọt vỏ, rửa sạch và thái lát mỏng.

Cà chua rửa sạch và cắt múi cau.

Các rau nhúng lẩu rửa sạch, chia nhỏ để dễ dùng.

2.2. Bước 2: Bước vào nấu lẩu cá chua cay

Cho vào nồi khoảng 3 đến 4 tô nước và đun nóng

Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành và cho xương vào xào sơ qua. Sau đó, cho cả xương và hành phi vào nồi nước và đun sôi. Trong khi đun đừng quên hớt hết bọt để nước dùng không bị đục.

Khi nước xương sôi, cho các nguyên liệu gồm thơm, cà chua, me, mộc nhĩ vào nồi và tiếp tục đun một lúc nữa rồi nêm nếm sa tế, mắm muối sao cho hợp với khẩu vị. Như vậy là bạn đã có ngay một nồi nước dùng lẩu cá chua cay rồi đấy.

2.3. Bước 3: Trình bày món lẩu và thưởng thức

Đặt nồi lẩu ra giữa bàn, cá chình và rau xếp xung quanh cùng với bún. Pha thêm nước mắm chanh tỏi ớt để dùng cho món lẩu. Chờ nước lẩu sôi thả cá và rau xanh vào nhúng là có thể thưởng thức.

Yêu cầu thành phẩm

Nồi lẩu cá chình chua cay đúng chuẩn thì nước dùng phải trong và đẹp mắt, có vị ngọt từ xương và cá chình, vị chua ngọt từ thơm và cà chua.

3. Cách chọn nguyên liệu tươi ngon

Sử dụng cá chính là nguyên liệu chế biến lẩu cá vì loại cá này thịt có vị ngọt tự nhiên, dai ngon. Nhưng làm sao để biết cá chình tươi hay không thì không phải ai cũng biết cách. Medplus sẽ chỉ ra giúp bạn một vài bí quyết nho nhỏ nhé: hãy kiểm tra vẻ ngoài của con cá. Nếu da cá sáng bóng và sạch, mắt cá trong, lớp mang ẩm và có màu đỏ tươi thì có là cá tươi nhé. 

Nếu mua cá phi lê, cá đã được sơ chế cắt khúc, bạn nên chọn cá có thịt còn độ ẩm, màu thịt tươi và sáng, độ trong mờ.

4. Bí quyết tăng thêm hương vị cho món ăn

Dưới dây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn nấu lẩu cá chình đúng vị, đậm đà và hấp dẫn.

Xương ống rửa sạch với nước, trần qua nước sôi cho mùi hôi giảm bớt trước khi cho vào nồi ninh nước dùng.

Sau khi sơ chế sạch cá, dùng gừng, chanh loại bỏ mùi tanh và bớt nhớt của cá bằng cách chà xát gừng và chanh lên thịt cá.

Cá không nên nấu quá chín, vì làm vậy sẽ giảm vị ngọt của cá, món ăn sẽ không ngon. Ăn lẩu cá chình kèm mắm ớt tươi rất hợp vị luôn nha.

5. Những lưu ý khi ăn lẩu cá chình để đảm bảo sức khỏe

5.1. Các món ăn có thể đi kèm

Bún hoặc mì là những món thường được ăn chung với lẩu cá chình. Rau muống, mùng tơi hay cải thìa, rau rút là những món rau ăn kèm với lẩu cá. Lẩu cá ngày mưa lạnh là hết sẩy.

5.2. Cách bảo quản an toàn

Bạn có thể bảo quản nước lẩu để dùng lâu hơn bằng cách cho vào hộp đựng thức ăn, đậy kín và giữ trong ngăn mát của tủ lạnh. Thường thì chỉ nên bảo quản khoảng 10 tiếng thôi nhé. Khi ăn  chỉ cần lấy hộp nước lẩu ra, đun nóng và bắt đầu thưởng thức món lẩu.

5.3. Lưu ý khi ăn món lẩu cá chình

Không ăn các bộ phần có chứa độc của cá chình như trứng, ruột và mật cá. Các bộ phần này thường dễ bị nhiễm độc tố hoặc vi sinh vật dưới nước, hoặc ký sinh trùng bao gồm sán, trứng sán, trứng giun hoặc giun xoắn. Khi ăn các bộ phận này bạn có nguy cơ mắc các bệnh ký sinh trùng đấy.

Trong mật cá chình có các men và enzyme nhưng cũng có các loại độc tố như tetrodotoxin. Các độc tố này có ảnh hưởng tới hệ thần kinh, khiến cho người nhiễm độc cảm thấy mệt mỏi, suy hô hấp, thậm chí rối loạn hành vi. Mật cá chình gây độc, sốc nhiễm khuẩn, nặng hơn là chảy máu cấp, và tử vong. Trong mùa sinh sản của cá chình (tháng 2- tháng 7), độc tố này tăng mạnh hơn. 

Như vậy chúng tôi đã chia sẻ với các bạn cách làm lẩu cá chua cay cụ thể và chi tiết nhất. Nếu còn thắc mắc, hãy để lại bình luận để được giải đáp nhé.

Đánh giá:  
 Chưa có bình chọn nào

Ẩm thực

Nổi bật