Chuẩn bị các nguyên liệu để làm giò thủ
Với cách làm đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm và giá rẻ, giò thủ trở thành món ăn ngày đông rất đưa cơm. Đặc biệt trong những dịp lễ Tết, món giò thủ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng. Để làm giò thủ, cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
2 cái tai heo nhỏ tương đương 500 gram
½ lưỡi heo tương đương 300 gram
400 gram mũi và mép heo
Mộc nhĩ khô khoảng 50gram
Tiêu xay, hạt nêm, đường, muối
Hành tím, tỏi và gừng
Nước mắm, dầu ăn
Lá chuối, khuôn ép
Cách làm giò thủ tại nhà
Sơ chế
Rửa sạch, cạo sạch lông và lớp màng bám trên tai, lưỡi và mũi heo. Sau đó ngâm nước muỗi loãng.
Riêng phần tai heo, chị em nên khứa phần lỗ tai để dễ cao lông và rửa cho thật sạch.
Luộc phần tai, mũi và lưỡi heo bằng nồi nước luộc đã bỏ muối, gừng đập giập và 1 củ hành tây nhỏ.
Sau khi luộc chín, vớt và ngân vào nước lạnh để nguội bớt và lại cạo lại 1 lần nữa cho thật sạch rồi để ráo nước.
Thái lát mỏng các phần tai, mũi và lưỡi heo. Thái miếng thật mỏng để giò thật giòn, ngon.
Ngâm mộc nhĩ vào nước ấm cho nẻ, rửa sạch và thái sợi
Phần nắm sẽ nấu cùng đường trên lửa nhỏ để bay bớt mùi mắm
Lá chuối rửa sạch, phơi trời nắng tầm 20 đến 30 phút để lá héo bớt, sau đó dùng khăn lau khô. Hoặc trụng lá chuối với nước sôi rồi vớt ra lau khô để lá mềm, khó rách, gói giò cho đẹp
Tiến hành làm giò
Ướp tai, mũi, và lưỡi heo cùng với nước mắm, hạt nêm, đường, tiêu. Cần căn gia vị vừa đủ để giò không bị quá mặn hoặc quá nhạt. Đảo hỗn hợp thật kỹ và ướp khoảng 20 đến 30 phút để gia vị thấp đều và phần tai, mũi và lưỡi heo.
Phi thơm hành, tỏi băm trên chảo, sau đó cho mộc nhĩ vào xào cùng với một ít muối và tiêu. Sau đó, đổ mộc nhĩ ra một đĩa riêng
Tiếp tục thêm hành tỏi phi và xào cùng hỗ hợp tai, mũi, lưỡi heo, đảo đều tay và thật chú ý để không bị cháy. Khi phần tai, mũi và lưỡi heo săn lại thì đổ mộc nhĩ vào xào cùng và đảo đều tay, nhanh tay rồi tắt bếp. Lưu ý cần căn và nêm gia vị vừa phải, tránh bị mặn quá. Không nên xào hỗn hợp trên chính quá thì phần giò sẽ bị khô và mất độ béo đặc trưng.
Cách gói giò
Gói bằng khuôn ép
Bạn chỉ cần đổ hỗn hợp sau khi xào xong vào khuôn, rồi nén cho thật chặt. Giò nén chặt sẽ bảo quản được lâu hơn. Sau đó đợi nguội và cho vào ngăn mát tủ lạnh đợi 6 đến 8 tiếng khi hỗn hợp đông lại thành khúc giò, là có thể tháo khuôn và bọc giò ăn dần.
Gói bằng lá chuối
Xếp dây nạt và đặt 3-5 lớp lá chuối lên. Cho hỗn hợp vừa xào vào giữa phần lá chuối. Sau đó, gấp mép lái chuối, cắt bỏ phần lá thừa.
Dựng thẳng và gấp 2 mép, cuộn lại cho tròn đều, rồi nén thật chặt và buộc dây nạt lại.
Mẹo làm giò thủ ngon
Ăn giò thủ cùng với dưa hành, dưa muối
Bảo quản giò thủ trong tủ lạnh và ăn trong khoảng 5 - 7 ngày. Giò bị thiu sẽ có nhớt, bạn không nên ăn nữa.
Nên chọn tai heo cỡ vừa vì tai to thường sẽ là tai của con heo già sẽ cứng, không có độ giòn như bình thường, miếng giò sẽ không còn giòn, dai và ngon như yêu cầu.
Giò thủ vị đặc trưng của miền Bắc sẽ không cần nêm thêm đường vào hỗn hợp giò.
Giò thủ tưởng chừng là món ăn khó chế biến nhưng lại rất đơn giản, nhanh và dễ thực hiện. Hi vọng công thức và cách làm được Food.com.vn gợi ý bên trên sẽ giúp bạn chế biến được món giò thủ ngon và đậm đà, chuẩn vị để ăn Tết.