Cập nhật giá cao su trong nước hôm nay 2/11
Trong 10/2021, giá mủ cao su nguyên liệu trong nước phục hồi tăng nhẹ.
Giá cao su tại tỉnh Bình Phước tăng 10 đồng/độ mủ, giá giao động từ 395-335 đồng/ độ mủ.
Tại tỉnh Bình Dương cũng ghi nhận tăng 10 đồng/độ mủ, hiện giá cao su dao động trong khoảng 338-340 đồng/độ mủ.
Giá mủ cao su nguyên liệu được thương lái thu mua ở Đồng Nai ổn định mức 308-315 đồng/độ mủ.
Giá mủ cao su chén đầu tại Đắk Lắk, dao dịch ở mức 16.000-18.000 đồng/kg tùy loại.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam không ngừng tiếp tục sứ mệnh xanh hóa bền vững vùng biên với hàng trăm ngàn ha cao su bạt ngàn. Việc này đã góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, giữ vững quốc phòng an ninh vùng biên cương của Tổ quốc nhờ những cây cao su tươi tốt.
Cập nhật giá cao su thế giới 2/11
Giá cao su kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn giao dịch Osaka mở cửa phiên 2/11 giảm mạnh 3,4 JPY, xuống mức 224,1 JPY/kg tương đương 1,49%.
Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2021 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải quay đầu giảm mạnh 440 CNY, tương đương 3,15%, dao dịch ngưỡng 14.760 CNY.
Giá cao su Nhật Bản giảm vào sáng nay sau khi đánh dấu tuần tăng thứ 5 liên tiếp, mặc dù một số nhà đầu tư vẫn ở ngoài lề trước thềm cuộc tổng tuyển cử của đất nước.
Các nhà đầu tư vẫn lo ngại giá năng lượng tăng cao có thể dẫn tới hoạt động sản xuất chậm lại và sự phục hồi kinh tế toàn cầu có thể gặp khó khăn.
Đà tăng cao su thế giới dự báo sẽ bị hạn chế bởi nhu cầu nhập khẩu cao su của Trung Quốc có xu hướng chậm lại.
Trong ngắn hạn, giá cao su dự báo sẽ có chiều hướng đi lên. Trước các tác động từ môi trường như giá dầu tăng cao và nguồn cung cao su khan hiếm bởi ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Trong 8 tháng đầu năm 2021, Mỹ nhập khẩu 455,77 nghìn tấn cao su tổng hợp trị giá 964,86 triệu USD, tăng 17,8% về lượng và tăng 27,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Cơ cấu thị trường cung cấp cao su tổng hợp cho Mỹ trong 8 tháng đầu năm 2021 có sự thay đổi khi thị phần.
Theo đó, Mỹ tăng nhập khẩu cao su từ Nhật Bản, trong khi thị phần của Đức, Hàn Quốc, Mexico và Nga giảm.
Tình trạng thiếu chip bán dẫn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất ngành ôtô trên toàn thế giới. Một trong những nguyên nhân là ảnh hưởng của dịch COVID-19 ở châu Á, đặc biệt tại Malaysia, nơi có nhiều cơ sở sản xuất chip bán dẫn quan trọng.