Cập nhật giá cao su thế giới
Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su giao kỳ hạn tháng 9/2021 ghi nhận mức 12.975 Nhân dân tệ/tấn, không thay đổi so với phiên giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 10/2021 ở mức 12.985 Nhân dân tệ/tấn, không thay đổi so với giao dịch trước đó, kỳ hạn tháng 11/2021 ở mức 12.975 Nhân dân tệ/tấn, không thay đổi so với giao dịch trước đó.
Tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn Osaka giao dịch ở mức 188,7 Yen/kg, giảm 4,8 Yen so với phiên giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 10/2021 đạt mức 190,5 Yen/kg, giảm 7,9 Yen so với phiên giao dịch trước đó; kỳ hạn tháng 11/2021 đạt mức 194,4, giảm 7,3 Yen so với phiên giao dịch trước đó.
Giá cao su tại sàn giao dịch Nhật Bản giảm xuống mức thấp gần 11 tháng do lo ngại về khả năng nhu cầu cao su trên toàn cầu sẽ chậm lại.
Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), dựa trên những ước tính sơ bộ từ các nước thành viên, dự báo sản lượng cao su tự nhiên năm 2021 giảm xuống còn 13,78 triệu tấn.
Thị trường cao su thế giới đang phải đối mặt với nhiều nỗi lo như biến thể Delta đang hoành hành, giá cước vận chuyển tăng vọt và nhu cầu cao su trên toàn cầu đang chậm lại.
Cập nhật giá cao su trong nước
Giá cao su trong nước hôm nay 12/9 tiếp tục duy trì mức giá ổn định so với đầu tháng 8/2021.
Cụ thể, giá mủ cao su tươi hôm nay tại Bình Phước được các thương lái thu mua giao động từ 315 - 320 đồng/ độ mủ.
Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng (Bình Phước) niêm yết ở mức 325 đồng/độ mủ.
Tại Đắk Lắk, giá mủ chén đầu cũng ghi nhận mức 16.000-18.000 đồng/kg tùy loại.
Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu dao động khoảng 337-340 đồng/độ mủ.
Thông tin thị trường cao su
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, theo thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 7 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu cao su (mã: HS 4001, 4002, 4003, 4005) của Trung Quốc đạt 7,03 tỷ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ hai cho Trung Quốc, đạt 1,07 tỷ USD, tăng 61,4% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2021 chiếm 15,3%, tăng mạnh so với mức 11,9% của 7 tháng đầu năm 2020.
Trung Quốc nhập khẩu cao su tự nhiên (mã HS: 4001) đạt 2,03 tỷ USD, tăng 52,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc nhập khẩu cao su tự nhiên chủ yếu từ các thị trường như: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Bờ Biển Ngà và Việt Nam.
Trong 7 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 5 cho Trung Quốc với 127,11 triệu USD, tăng hơn 67% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam chiếm 6,3% trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc, tăng so với mức 5,7% của 7 tháng đầu năm 2020.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng đẩy mạnh nhập khẩu cao su tự nhiên từ các thị trường như Thái Lan, Malaysia, Bờ Biển Ngà, Myanmar, Lào… so với cùng kỳ năm 2020
Ngoài ra, Trung Quốc nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (mã HS 400280) đạt 2,74 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2020. Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Myanmar và Indonesia là 5 thị trường lớn nhất cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp cho Trung Quốc.
7 tháng đầu năm 2021, Việt Nam cũng là thị trường cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp lớn thứ hai cho Trung Quốc, đạt 940,34 triệu USD, tăng 61,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Thị phần hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Việt Nam chiếm 34,2% trong tổng trị giá nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Trung Quốc, tăng mạnh so với mức 22,7% của 7 tháng đầu năm 2020.