Giá ngũ cốc hôm nay 4/10: Ngô và lúa mì tăng giá 

Giá ngũ cốc hôm nay trái chiều khi ngô và lúa mì tăng trong khi đậu tương giảm giá do nguồn cung cao, thị trường ca cao cũng giảm mạnh. 

Giá ngũ cốc hôm nay trong nước và thế giới biến động cụ thể như sau:

Giá ngũ cốc thế giới hôm nay 4/10

Giá lúa mì được giao dịch trên sàn Chicago đã tăng 0,5% lên mức 7,29 USD/bushel. Trong phiên giao dịch ngày 30/9 giá lúa mì đã tăng 2,1%, chạm mức cao nhất ngày 7/9 là 7,32-3/4 USD/bushel.

Giá lúa mì tăng hơn 0,5%, được thiết lập để tăng hàng tuần lần thứ ba liên tiếp.

Giá ngô trong tuần tăng hơn 1%, trong phiên giao dịch liền kề trước đó giá ngô ít thay đổi.

Giá đậu tương trong tuần giảm 2,5%, mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ ngày 20/8/2021.

Dự trữ đậu tương của Mỹ chốt ở mức thấp nhất trong 5 năm là 256 triệu bushel, con số này lớn hơn dự đoán của các nhà phân tích.

Giá lúa mì kỳ hạn của Mỹ đạt mức cao nhất trong sáu tuần, là phiên tăng thứ 2 liên tiếp, sau dữ liệu cho thấy dự trữ và sản lượng của Mỹ thấp hơn dự kiến. Trên sàn Chicago, lúa mì kỳ hạn tháng 12 tăng 29-3/4 cent lên 7,55-1/4 USD/bushel vào cuối phiên, sau khi có lúc đạt 7,58-1/2 USD, cao nhất kể từ ngày 17/8.

Giá ngũ cốc hôm nay 4/10: Ngô và lúa mì tăng giá 
Giá ngũ cốc hôm nay 4/10: Ngô và lúa mì tăng giá 

Giá ngô cũng tăng theo lúa mì, trong khi đậu tương giảm xuống thấp nhất trong nhiều tháng sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thông báo dự trữ đậu tương của nước này cao hơn dự kiến. 

Theo đó, giá ngô giao tháng 12 kết thúc phiên cũng tăng 4-3/4 cent lên 5,41-1/2 USD/bushel, trong khi đậu tương giao tháng 11 giảm 9-1/2 cent xuống 12,46-1/2 USD/bushel vào lúc đóng cửa, sau khi có lúc giảm xuống 12,42 USD, thấp nhất kể từ ngày 22 tháng 12.

Đường trắng phiên này cũng giảm. Theo đó, đường trắng kỳ hạn giao tháng 12 phiên này cũng giảm 1,90 USD/tấn, tương đương 0,37% xuống 510,90 USD/tấn.

Giá ca cao giảm mạnh trong vụ mùa năm 2021

Ông Yves Koné, Tổng giám đốc của Cơ quan quản lý lĩnh vực Ca cao, thuộc Hội đồng Cà phê – Ca cao Côte d’Ivoire (CCC) cho hay DRD của nước này có hiệu lực trong mùa vụ trước đó có thể đã rót gần 500 tỷ FCFA (883 triệu USD) cho các nhà sản xuất.

Cơ quan quản lý ca cao ở Côte d'Ivoire (Bờ Biển Ngà), quốc gia sản xuất ca cao nhiều nhất thế giới, cho biết giá mua loại nông sản này từ nông dân chỉ ở mức 825 CFA franc/kg (tương đương 1,44 USD/kg) vào đầu mùa vụ 2021-2022, giảm 17,5% so với mùa vụ trước.

Cách đây vài tháng, Côte d’Ivoire và Ghana, hai quốc gia Tây Phi chiếm khoảng 60% lượng ca cao thế giới, đã thành lập một tổ chức nhằm đảm bảo mức giá có lợi cho người trồng và tính bền vững cho nền kinh tế ca cao.

Những người trồng ca cao ở các nước nhiệt đới thường là những người nghèo trong ngành này. Họ chỉ nhận được trung bình 6% trong số 100 tỷ USD doanh thu mỗi năm của thị trường ca cao và sô-cô-la trên thế giới, do bị các nhà công nghiệp lớn chèn ép.

Chuyên gia cho rằng ngành ca cao phải được chuyển đổi để đảm bảo tương lai và phát huy tốt hơn "vai trò đầu tàu phát triển kinh tế" của quốc gia Tây Phi này..

Tại Côte d'Ivoire, một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho hay hơn một nửa số người trồng ca cao đang sống dưới mức nghèo khổ.

Đánh giá:  
 Chưa có bình chọn nào

Ẩm thực

Nổi bật