Nguy cơ thiếu hụt nguồn cung thịt gà dịp Tết Nguyên đán 2022

Do ảnh hưởng của dịch bệnh ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn khi tồn đọng gà nhiều, thiếu chuồng trại để tái đàn, người nuôi không dám tái đầu tư, dẫn đến nguy cơ thiếu hụt sắp tới. 

Dịch COVID-19 khiến ngành chăn nuôi đang đối mặt với nhiều thách thức. Cụ thể, nhiều chuỗi cung ứng đứt gãy dẫn tới giá vật tư đầu vào của sản xuất tăng cao, đặc biệt là giá nguyên liệu thức ăn, làm cho giá thành sản phầm chăn nuôi tăng rất cao. Trong khi đó, việc tiêu thụ bị chậm ở các tỉnh do việc vận chuyện khó khăn, giá thành lại giảm khiến nhiều trang trại lao đao. 

Giá gà công nghiệp hàng công ty ở miền Nam vẫn ở mức thấp khoảng từ 6.000 – 8.000 đồng/kg, tùy loại. Giá gà tại các trại tư nhân Đồng Nai, Bình Dương dao động từ 6.000 – 8.000 đồng/kg, chỉ bằng khoảng 1/3 giá thành sản xuất.  

Các chợ đầu mối, chợ truyền thống ở TP.HCM vốn là kênh tiêu thụ hơn 60% tổng sản lượng gà công nghiệp. Nhưng thị trường tiêu thụ TPHCM liên tục bị thu hẹp suốt nhiều tháng qua.  

Ngay cả những kênh tiêu thụ có tính ổn định như ở các nhà máy chế biến cũng có nhiều đơn vị phải tạm ngừng hoạt động vì dịch bệnh. Gà đến lứa lại không tìm được thương lái thu mua hoặc chỉ mua nhỏ giọt nên bị tồn đọng trong trại nuôi khá nhiều. 

Giá gà thịt lông màu các tỉnh phía Nam còn khoảng 25.000 - 35.000 đồng/kg. Đáng chú ý, hiện 19 tỉnh Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ có khoảng 9,3 triệu con gà lông trắng đã đến tuổi xuất chuồng, trong đó trên 4 triệu con đã quá tuổi khối lượng trên 3,8kg nhưng vẫn chưa tiêu thụ được.

Nguy cơ thiếu hụt nguồn cung thịt gà dịp Tết Nguyên đán 2022
Nguy cơ thiếu hụt nguồn cung thịt gà dịp Tết Nguyên đán 2022

Ngoài ra, các tỉnh phía nam đang thực hiện giãn cách xã hội, dự báo lượng gia cầm vào đàn thấp, có thể sẽ có một đợt khủng hoảng thiếu gia cầm vào dịp tết Nguyên đán 2022. 

Trước đó, tại hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trong ngày 1/8, theo phản ánh của nhiều địa phương, giá gà lông trắng chỉ còn 6.000 - 7.000 đồng/kg nhưng rất khó tiêu thụ do các lò mổ ngừng hoạt động hoặc giảm công suất. Tại tỉnh Tây Ninh tồn khoảng 1 triệu con gà, Long An tồn 2 triệu con gà. 

Đáng chú ý, tại Tây Ninh, gà thương phẩm không bán được, nông dân không thể tái đàn đã phải đốt hủy bỏ hàng triệu con gà giống.

Từ thực tế trên, Bộ NN-PTNT kiến nghị Chính phủ cần có biện pháp cải thiện chuỗi cung ứng cho sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là tăng lưu thông và chế biến, cấp đông khi giá gia cầm hạ quá thấp.

Tình trạng gà chết đã xảy ra ở nhiều trại gà công nghiệp với số lượng hàng trăm con/ngày khiến người nuôi gà đang thua lỗ hàng tỷ đồng/lứa, thậm chí phá sản.  

Ông Trần Phương Bình, đại diện Công ty TNHH Emivest Feedmill Việt Nam – Chi nhánh Tây Ninh cho biết, công ty vẫn còn hàng ngàn con gà lông trắng đến tuổi xuất chuồng, nhưng khó tiêu thụ. "Đây là mức giá thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Giá một con gà thịt hiện nay còn rẻ hơn bó rau", theo báo Dân Việt. 

Đặc biệt, chăn nuôi gia cầm giảm do tâm lý của người nuôi chưa xác định được khi nào thì dịch bệnh được kiểm soát. Trong khi giá bán giảm, giá thức ăn tăng cao, dịch bệnh đang hiện hữu. 

Tổ công tác 970 đánh giá, hiện trạng khó khăn cho sản xuất nông nghiệp vừa qua nếu chưa được cải thiện và còn kéo dài thì sẽ gây đứt gãy chuỗi sản xuất. Và nguy cơ thiếu sản lượng, nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu trong các tháng cuối năm là rất lớn.

Đánh giá:  
2.3 / 5  (3 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật