Kinh nghiệm nuôi lợn cỏ cho thịt ngon và đem lại giá trị kinh tế cao

Nuôi lợn trong những năm gần đây đem lại giá trị kinh tế cao. Đặc biệt giống lợn cỏ cho thịt ngon được rất nhiều người chọn nuôi. Để lợn phát triển một cách tốt nhất cần có bí quyết riêng. Dưới đây là kinh nghiệm nuôi lợn cỏ cho thịt ngon và đem lại giá trị kinh tế cao mà mọi người nên học hỏi. 

Đặc điểm của giống lợn cỏ

Lợn là một vật nuôi đem lại lợi ích kinh tế cao. Với sản lượng 3,46 triệu tấn thịt, nuôi lợn đã và đang trở thành một công việc được nhiều người nông dân cũng như chủ trang trại lựa chọn. Một trong những giống lợn phổ biến tại Việt Nam là giống lợn cỏ.

Lợn cỏ là giống lợn phổ biến, mang đến nguồn thu nhập cao cho người Việt Nam 

Lợn cỏ là gì?

Lợn cỏ hay còn gọi là lợn nít là một giống lợn bản địa của nước ta. Chúng có thân hình nhỏ, gầy hơn so với các giống khác. Một con lợn cỏ trưởng thành chỉ nặng từ 25-30kg, tỷ lệ thịt xẻ đạt từ 50-55%, tuy vậy, nhờ vào thịt săn chắc, thơm ngon, chúng được nuôi phổ biến ở nhiều tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,...

Với những đặc điểm như dễ nuôi, không kén ăn, sức đề kháng tốt, dễ thích nghi với điều kiện khí hậu, nhiều chủ trang trại đã nuôi lợn nít với số lượng lớn, cung cấp nguồn thịt chất lượng ra thị trường. Vậy làm sao để phát triển nghệ nuôi lợn cỏ với mô hình lớn, chúng tôi xin chia sẻ một vài kinh nghiệm nuôi lợn cỏ để bà con có thể biết và áp dụng.

Kinh nghiệm nuôi lợn cỏ

Đây là những vấn đề cần quan tâm nếu muốn phát triển mô hình nuôi lợn mang đến giá trị kinh tế cao. 

Chọn nguồn giống chất lượng

Lợn cỏ thuần chủng của dân tộc Mường có lông xù, dày, tai nhỏ, chân nhỏ, mõm dài và thon gọn. Khi chọn giống, ta cần chọn những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, dáng vóc cân đối. Đối với con đực, cơ quan sinh dục phát triển, tinh hoàn to và lộ rõ, tính hăng cao. Con cái thì vú đồng đều mỗi bên. Mỗi con giống cần không mắc các bệnh dịch từ đời bố mẹ, có khả năng sinh trưởng tốt. Việc chọn được nguồn giống chất lượng sẽ quyết định rất nhiều đến chất lượng lợn thành phẩm.

Cần chọn nguồn giống có chất lượng tốt 

Chuồng trại rộng rãi, thoáng mát

Là giống lợn ham vận động, chạy nhảy, chạy nhanh,lợn cỏ cần không gian rộng rãi để di chuyển. Dù sống trong môi trường nuôi nhốt nhưng chúng ta cần đảm bảo không gian sống theo tập tính để chất lượng thịt luôn săn chắc. Đây cũng là điểm đặc biệt để thịt lợn cỏ được ưa chuộng hơn các giống lợn khác.

Vệ sinh chuồng trại

Vấn đề vệ sinh luôn được đặt lên hàng đầu trong việc nuôi và chăm sóc lợn. Chuồng trại phải được vệ sinh cả trước và trong quá trình nuôi. Trước khi đưa lợn giống về, cần khử khuẩn chuồng trại bằng vôi sống. Trong khi nuôi nếu vệ sinh không sạch rất dễ gây bệnh cho lợn. Chuồng và xung quanh chuồng cần được quét dọn hằng ngày, khơi thông cống rãnh; xịt rửa hằng ngày và mỗi lần xịt nên tranh thủ xịt cả máng ăn và máng uống.

Phân heo cần được tập trung vào hố cách xa chuồng vài trăm mét, phải có bờ tường hoặc bờ bao và mái che chắn. Bà con có thể tận dụng để xây hầm biogas, vừa xử lý được chất thải, vừa có thể phục vụ nấu nướng, tiết kiệm chi phí.

Sát trùng chuồng trại theo định kỳ, phát quang xung quanh đảm bảo không gian thoáng mát, sạch sẽ.

Thức ăn và nguồn nước

Lợn cỏ là loại động vật ăn tạp, thường cho ăn bằng hèm rượu, các loại thức ăn sống như rau lang, sắn,.. đặc biệt là hèm trộn với cám. Ngoài ra, lợn cỏ cũng ăn những thức ăn cám cò công nghiệp nhưng thịt sẽ không ngon bằng nuôi bằng thức ăn tự nhiên.

Nước uống cũng rất quan trọng cho việc phát triển của lợn cỏ. Bà con chọn nguồn nước sạch sẽ chắc chắn sẽ tránh được rất nhiều bệnh tật cho lợn. Tốt nhất, mình uống nước thế nào nên cho lợn uống như vậy, tránh nguồn nước đục, nước trong ao tù,...

 Đối với heo nái, đặc biệt trong thời gian mang thai cần cho ăn thức ăn nấu chín, đủ chất dinh dưỡng để heo mẹ nuôi heo con trong bụng. 

Theo dõi đàn lợn thường xuyên

Hằng ngày, vào buổi sáng cho lợn ăn, mọi người cần quan sát tất cả các con lợn có trong chuồng. Nếu con naò có dấu hiệu mệt mỏi, bỏ ăn,... thì cách ly ngay tránh lây sang con khác. Nếu bệnh nhẹ thì mua thuốc về cho lợn uống, nếu gặp các trường hợp nguy hiểm hơn như tai xanh, cúm thì báo đến thú y để có biện pháp xử lý kịp thời, không cho lây cả đàn hay sang đàn khác.

Lợn bệnh, lợn chết cần tiêu hủy theo đúng quy trình, tuyệt đối không được làm thịt rồi mang đi bán, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cao cho đàn lợn cũng như sức khỏe người tiêu dùng.

 Phải tổ chức sát khuẩn chuồng trại ngay khi phát hiện bệnh, không để virus lây lan gây ảnh hưởng đến sức khỏe đàn lợn và con người.

Vệ sinh chuồng trại thường xuyên

Thời gian xuất chuồng

Thịt lợn cỏ ngon nhất khi nuôi trong 6 tháng. Bà con nên xuất chuồng đúng thời gian để vừa đảm bảo chất lượng thịt, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế. Nếu xuất chuồng sớm hơn thì thịt lợn chưa đạt độ săn sắc, xuất muộn thì thịt lợn bị dai mà kinh phí nuôi lại cao hơn.

Chú ý thời gian xuất chuồng

Trên đây là một số kinh nghiệm nuôi lợn cỏ hiệu quả. Chúc bà con có thể áp dụng và xây dựng được mô hình nuôi lợn cỏ có chất lượng cao.

Đánh giá:  
4.0 / 5  (4 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật