Phân loại thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã chín
Trong ngày Tết, chúng ta sẽ mua rất nhiều loại thực phẩm khác nhau, bao gồm cả thực phẩm sống và thực phẩm đã chế biến. Trong khi bảo quản, chúng ta phải phân loại chúng rõ ràng, không nên để chung trong một không gian bảo quản. Thực phẩm còn sống có thể sẽ làm cho thực phẩm chín bị ảnh hưởng.
Nếu như chúng ta để chung giò chín với thịt bò còn sống sẽ làm cho giò nhanh ôi thiu. Tương tự như vậy với tất cả các loại đồ ăn đã chín khác. Mùi từ thực phẩm sống cũng dễ ám lên thực phẩm chính, gây mất đi cảm giác ngon miệng ban đầu.
Không phải thực phẩm nào cũng để trong tủ lạnh
Với cách bảo quản thực phẩm ngày Tết, mọi người cần ghi nhớ rằng không phải thực phẩm nào cũng nên để trong tủ lạnh. Một số loại rau củ như cà chua, khoai tây, tỏi, gừng, chuối,... đều không thích hợp. Nhiệt độ trong tủ có thể làm biến chất hoặc mất đi dinh dưỡng vốn có của thực phẩm.
Chỉ cần mọi người để nguyên liệu chế biến đồ ăn đó ở môi trường thoáng mát. Điều kiện khí hậu tự nhiên giữ cho thực phẩm tươi ngon và an toàn nhất. Nên phân loại từng thứ, tránh gây ra hiện tượng bị thối rữa, hư hỏng nhanh chóng.
Hướng dẫn bảo quản trái cây tươi
Bên cạnh nguyên liệu nấu ăn thì trái cây tươi cũng là nguồn thực phẩm không thể thiếu. trái cây tươi cung cấp cho người dùng lượng dưỡng chất, vitamin và chất xơ dồi dào. Tết đến, chúng ta ăn nhiều đồ dầu mỡ, tinh bột, đồ ngọt lại ít vận động nên không tốt cho sức khỏe. Ăn thêm trái cây giúp thanh lọc cơ thể, làm mới vị giác.
Để bảo quản trái cây tươi, mọi người cần chọn lọc loại nào nên cất trong tủ lạnh, loại nào nên để ở môi trường thông thường. Với trái cây cần để trong tủ lạnh thì để riêng biệt so với thực phẩm mặn. Tuyệt đối không để chung với những đồ ăn có mùi nặng. Trái cây đã gọt vỏ, đã sử dụng thừa cần để trong hộp bảo quản kín.
Cách bảo quản thực phẩm ngày Tết đối với đồ tươi sống
Đồ tươi sống có thể kể đến như là; Thị bò, cá, thịt lợn, thịt trâu, tôm, cua, ốc,... Những đồ ăn này rất cần thiết đối với cuộc sống hàng ngày của con người, đặc biệt là dịp Tết. Muốn bảo quản thực phẩm tươi sống, mọi người nên làm sạch, để ráo nước và bọc kín trong túi nilon hoặc hộp đựng chuyên dụng.
Nếu có thể, hãy để thực phẩm tươi sống trong túi hút chân không, ngăn ngừa vi khuẩn. Sau đó, bảo quản ở ngăn đông chuyên dụng của tủ lạnh. Trước khi dùng, chúng ta chỉ cần giã đông và chế biến như bình thường. Không nên mua quá nhiều đồ ăn trong một lần, chỉ cần đủ cho vài ngày Tết là được.
Bảo quản thực phẩm đã chế biến, thực phẩm đóng hộp
Bảo quản thực phẩm ngày Tết đối với đò đã nấu chín hoặc đồ đóng hộp tương đối dễ. Nếu như thực phẩm đó cần cất trữ trong tủ lạnh thì đóng gói kín, cho vào hộp để ngăn riêng với thực phẩm còn sống.
Với đồ ăn không cần để tủ lạnh, chúng ta phải đảm bảo không bị hở, không để vi khuẩn xâm nhập. Đồng thời, điều đó cũng tránh làm hư hỏng đồ ăn do môi trường tác động đến. Dĩ nhiên, chúng ta hạn chế ăn lại đồ ăn đã nấu đi nấu lại quá nhiều ngày vì chúng bị biến chất.
Trên đây là những cách bảo quản thực phẩm ngày Tết khoa học mọi người nên ghi nhớ. Thực phẩm sử dụng trong nấu ăn cần đặc biệt chú trọng an toàn. Nếu như bị hư hỏng, ôi thiu và biến chất sẽ gây hại cho sức khỏe, mất đi hương vị thơm ngon ban đầu.