Giá xăng dầu hôm nay 8/9: Tăng giảm trái chiều do nhu cầu tiêu thụ thấp 

Giá xăng dầu hôm nay 8/9 trái chiều nhau vì lo ngại về sự suy yếu của nhu cầu nhiên liệu tại Mỹ và châu Á.

Giá xăng dầu thế giới giảm 

Giá xăng dầu ngày 8/9, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng nhẹ mức 0,18% lên mức 68,47 USD/thùng vào lúc 7h30 (giờ Việt Nam). Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 11 cũng tiếp tục giảm 0,03% xuống mức 71,56 USD/thùng.

Giá dầu thô giảm vì lo ngại về sự suy yếu của nhu cầu nhiên liệu tại Mỹ và châu Á, dù tình trạng gián đoạn sản xuất vẫn chưa được khắc phục tại Bờ Vịnh giúp kìm hãm đà giảm. 

Các nhà phân tích trong ngành cho biết đồng USD tăng giá cũng ảnh hưởng đến giá dầu thô. Đồng USD mạnh khiến giá dầu trở nên đắt hơn đối với những người mua bằng ngoại tệ khác. 

Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 1,4% so với mức đóng cửa hôm 3/9 xuống 68,35 USD/thùng. Trong phiên có thời điểm giá xuống mức thấp nhất ở 67,64 USD. Không có giá thanh toán cho ngày thứ Hai (6/9) do ngày lễ Lao động ở Mỹ. 

Giá dầu thô Brent giảm 0,7% xuống 71,69 USD/thùng sau khi giảm 39 US cent trong phiên đầu tuần. 

Giá xăng dầu hôm nay 8/9: Tăng giảm trái chiều do nhu cầu tiêu thụ thấp
Giá xăng dầu hôm nay 8/9: Tăng giảm trái chiều do nhu cầu tiêu thụ thấp 

Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa quyết định “giải phóng” 1,5 triệu thùng dầu thô từ Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR) của Mỹ để giải quyết tình trạng thiếu nhiên liệu trầm trọng do cơn bão Ida gây ra.

Trước khi đổ bộ vào vùng Đông Bắc nước Mỹ, cơn bão Ida đã tàn phá khắp các bang miền Nam là Louisiana và Mississippi, gây ra tình trạng mất điện trên diện rộng.

Nền kinh tế Mỹ tạo ra ít việc làm nhất trong 7 tháng vào tháng 8 do việc tuyển dụng trong lĩnh vực giải trí và khách sạn bị đình trệ trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 bùng phát trở lại.

Theo các nhà phân tích, thị trường dầu vẫn đang đánh giá dữ liệu từ cuối tuần trước, cũng như động thái của Saudi Aramco ngày 5/9 nhằm giảm giá bán chính thức (OSP) trong tháng 10 đối với tất cả loại dầu thô cho thị trường châu Á ít nhất là 1 USD/thùng.

Nguồn cung dầu toàn cầu đang tăng lên khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn được gọi là OPEC+, đang tăng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày mỗi tháng trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 12.

Chỉ số Japan-Korean Marker – giá tham chiếu cho hợp đồng khí đốt tự nhiên tại châu Á, cũng trong xu hướng tăng. Trong phiên giao dịch ngày 2/9, chỉ số này đạt mức cao 18,02 USD/mmbtu.

Dù con số trên chưa phải kỷ lục cao nhất từ trước đến nay, đó vẫn là mức giá cao đột biến thứ ba từng thấy trong lịch sử thị trường khí đốt châu Á. Chưa kể, người dân hiện không tiêu thụ nhiều khí đốt vì chưa bước vào mùa đông.

Dù vậy, giá dầu nhận được hỗ trợ từ các chỉ số kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc và sự gián đoạn nguồn cung tại Mỹ do cơn bão Ida.

Trong khi một quan chức Mỹ hôm 6/9 cho biết hơn 80% sản lượng dầu ở Vịnh Mexico vẫn chưa được khai thác trở lại sau khi bão Ida đổ bộ và tấn công cơ sở hạ tầng quan trọng trong khu vực từ hơn một tuần trước. 

Giá xăng dầu trong nước giảm từ 15h chiều ngày 26/7, theo đó giá xăng trên thị trường sẽ ở mức dao động như sau:  Xăng E5RON92: không cao hơn 19.891 đồng/lít; Xăng RON95-III: không cao hơn 21.131 đồng/lít. 

Đánh giá:  
5.0 / 5  (1 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật