Cập nhật giá cao su thế giới hôm nay 8/9
Tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn Osaka giao dịch ở mức 193,5 Yen/kg, giảm 1,7 Yen so với phiên giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 10/2021 đạt mức 198,4 Yen/kg, giảm 1,1 Yen so với phiên giao dịch trước đó; kỳ hạn tháng 11/2021 đạt mức 201,7, giảm 2,5 Yen so với phiên giao dịch trước đó.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su giao kỳ hạn tháng 9/2021 ghi nhận mức 12.975 Nhân dân tệ/tấn, tăng 175 Nhân dân tệ so với phiên giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 10/2021 ở mức 12.985 Nhân dân tệ/tấn, tăng 150 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó, kỳ hạn tháng 11/2021 ở mức 12.975 Nhân dân tệ/tấn, tăng 125 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó.
Cập nhật giá cao su trong nước hôm nay 8/9
Giá mủ cao su nguyên liệu tại các địa phương trong nước từ đầu tháng 8/2021 đến nay không có nhiều biến động.
Theo đó, giá mủ cao su tươi hôm nay tại Bình Phước được các thương lái thu mua giao động từ 315 - 320 đồng/ độ mủ. Nhiều hộ nông dân trồng cao su tiểu điền ngưng cạo mủ để thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng (Bình Phước) niêm yết ở mức 325 đồng/độ mủ.
Tại Đắk Lắk, giá mủ chén đầu cũng ghi nhận mức 16.000-18.000 đồng/kg tùy loại.
Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu dao động khoảng 337-340 đồng/độ mủ.
Thông tin thị trường cao su
Theo Cục Xuất nhập khẩu giá cao su giảm mạnh do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khi biến thể Delta lây lan rộng trên toàn cầu. Bên cạnh đó, tình hình vận chuyển hàng hóa toàn cầu chưa có dấu hiệu được cải thiện, tình trạng thiếu container rỗng tiếp tục diễn ra.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết trong tháng 8, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt ở châu Á sau khi phục hồi và đạt đỉnh tháng vào ngày 18/8 đã giảm mạnh cho đến cuối tháng.
Mới đây, Bộ Công thương cũng cho biết trong tháng 8/2021, ước tính xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 200.000 tấn, trị giá 328 triệu USD, giảm 2,2% về lượng và giảm 3% về trị giá so với tháng 7/2021.
Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), dựa trên những ước tính sơ bộ từ các nước thành viên, dự báo sản lượng cao su tự nhiên năm 2021 giảm xuống còn 13,78 triệu tấn, với sản lượng của Malaysia ước tính giảm 300.000 tấn.
Trong khi đó, nhu cầu cao su tại nhiều nước trên thế giới bắt đầu tăng khi dịch bệnh dần được kiểm soát. Dự nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu ở mức 13,9 triệu tấn, tăng 7,2% so với năm 2020.
Theo đó, Hiệp hội Các nhà sản xuất lốp xe Ấn Độ (ATMA) tiếp tục đề nghị chính phủ nước này cho phép miễn thuế nhập khẩu cao su tự nhiên để hỗ trợ sản xuất trong nước. Ngành công nghiệp săm lốp Ấn Độ chiếm hơn 70% lượng cao su tự nhiên tiêu thụ nội địa đang lo ngại tình trạng khan hiếm nguồn cung sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.