Giá cà phê trong nước hôm nay 8/9
Cập nhật bảng giá cà phê hôm nay 8/9 cho thấy các địa phương trọng điểm như Gia Lai, Đắk Nông, Lâm Đồng,...... đều đồng loạt tăng 100 đồng/kg so với phiên hôm qua.
Giá cà phê thế giới hôm nay 8/9
Trái với dự đoán giá cà phê robusta sẽ có những nhịp điều chỉnh nhẹ rồi lại tăng. Tuy nhiên, dù đã bước vào vùng quá mua và vượt qua nhiều phiên tăng liên tiếp, hiện giá cà phê robusta vẫn tăng tốt. Thậm chí giá cà phê robusta đã vượt đỉnh cũ 2.092 USD/tấn lên mức giá cao mới 2.102 USD/tấn.
Ghi nhận của TG&VN tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch gần nhất (7/9), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 11/2021 tiếp tục với phiên tăng mạnh 20 USD (0,96%), giao dịch tại 2.102 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 1/2022 cũng tăng 28 USD (1,37%),lên 2.069 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tiếp tục là một phiên điều chỉnh tăng nhẹ. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 tăng 0,95 Cent (0,49%), giao dịch tại 193,95 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022 cũng tăng 0,95 Cent (0,49%), xuống 196,65 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh ở kỳ hạn tháng 12.
Thông tin thị trường cà phê
Đồng Reais tăng 0,17%, tỷ giá lên ở mức 1 USD = 5,1760 Reais do kỳ nghỉ lễ Lao động ở Mỹ ngày thứ Hai 06/9 và sự thận trọng lo lắng của nhà đầu tư vào kỳ nghỉ lễ Độc lập của Brazil, ngày thứ Ba 07/9 hôm nay, do có khả năng diễn ra những cuộc biểu tình của các phe phái chính trị trong nước.
USDX đang trong xu hướng tiêu cực vì hậu quả của cơn bão Ida khiến một số bang ở Mỹ phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp, trong khi con số lây nhiễm covid-19 biến chủng mới vẫn không ngừng gia tăng khiến nền kinh tế Mỹ chững lại đà tăng.
Giá cà phê robusta tiếp nối đà tăng từ mối lo nguồn cung chậm trễ vì dịch bệnh và lĩnh vực hậu cần vẫn còn nguyên. Một số nhà phân tích cho rằng sức tăng chỉ để nhằm bù đắp giá cước vận tải biển trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, mới mức tăng của cà phê robusta, đánh giá "xét về tương quan với cước tàu và chi phí sản xuất, mức tăng tỏ ra chưa thỏa đáng".
Trong khi đó, thị trường trong nước vẫn bị trì trệ do dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu.
Dự đoán, cước tàu biển tiếp tục tăng sẽ là một cản trở rất lớn cho kế hoạch xuất khẩu cà phê tồn kho cuối vụ mang sang và cả vụ mới bắt đầu từ 1/10/2021.
Hiện nay, chi phí sản xuất cà phê tăng mạnh, như phân bón có loại tăng 70% - 80%, hao hụt sau thu hoạch tăng do thiếu nhân công vì giãn cách xã hội…
Do vậy, việc tìm biện pháp để giảm chi phí để tránh tình trạng cà phê tới vào thế “giải cứu” như nhiều mặt hàng nông sản khác. Bởi khi đó, thiệt hại không chỉ trong kim ngạch xuất khẩu cà phê năm nay, mà còn cho tương lai cả ngành hàng quan trọng này trong thời gian trước mắt và lâu dài.