Giá cao su hôm nay 23/10: Tiếp đà giảm sâu toàn thị trường châu Á

Giá cao su hôm nay quay đầu giảm sau nhiều phiên tăng liên tiếp nhờ các yếu tố thuận lợi về nhu cầu, nguồn cung và tác động của giá dầu.

Cập nhật giá cao su trong nước hôm nay 23/10

Tại Việt Nam, đầu tháng 10/2021, giá cao su trong nước ghi nhận đi ngang. 

Giá mủ cao su chén đầu tại Đắk Lắk, cũng ghi nhận mức 16.000-18.000 đồng/kg tùy loại.

Tại tỉnh Bình Dương, giá mủ cao su tươi hôm nay được thương lái thu mua trong khoảng 333-335 đồng/độ mủ.

Tại Đồng Nai, giá mủ cao su nguyên liệu được thương lái thu mua ở mức từ 308-315 đồng/độ mủ.

Tại tỉnh Bình Phước được các thương lái thu mua giao động từ 308-315 đồng/ độ mủ.

Trong 8 tháng đầu năm 2021, hầu hết cả chủng loại cao su của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đều đạt được sự tăng trưởng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Giá xuất khẩu sản phẩm được ví von như "vàng trắng" này cũng có sự chuyển biến cùng chiều với thị trường thế giới. Điều này giúp các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cao su được hưởng lợi.

Giá cao su hôm nay 23/10: Tiếp đà giảm sâu toàn thị trường châu Á
Giá cao su tiếp đà giảm sâu toàn thị trường châu Á

Cập nhật giá cao su thế giới 23/10

Giá cao su kỳ hạn tháng 2/2021 trên sàn giao dịch Osaka mở cửa phiên 23/10 tiếp tục giảm sâu xuống 6,2JPY, thấp xuống mức 228,1 JPY/kg tương đương 0,04%. 

Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2021 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm mạnh 550 CNY, tương đương 4,00% xuống 13.215 CNY. 

Thị trường cao su châu Á đột ngột quay đầu giảm, trước nền kinh tế chưa ổn định, mối lo lạm phát tăng cao tại các nước. 

Nguyên nhân đảo chiều giảm của cao su được cho là do giá dầu tăng cao. Bởi giá dầu và giá cao su thiên nhiên thường có mối quan hệ thuận chiều. 

Theo đó, giá dầu đi lên kéo theo giá cao su tổng hợp tăng, bởi dầu thô là nguyên liệu đầu vào sản xuất cao su tổng hợp, đồng thời kéo theo giá cao su thiên nhiên có diễn biến tích cực.

Trước đó cao su Nhật Bản bật tăng phi mã, khi Nhật Bản tuyên bố sẽ có những hành động, chính sách táo bạo để hồi sinh nền kinh tế vốn bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 cũng được xem là yếu tố hỗ trợ giá cao su phục hồi.

Những tháng đầu năm 2021, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt tăng cao do nhu cầu tăng và thị trường kỳ vọng vào sự phục hồi kinh tế thế giới sau đợt dịch năm 2020.

Tuy nhiên, sau đó liên tục sụt giảm do tình trạng thiếu container vận chuyển và các nước như Ấn Độ, Hàn Quốc và Thái Lan phải đối mặt với tình trạng số người nhiễm virus SARS-CoV-2 gia tăng, làm giảm sự kỳ vọng vào sự hồi phục kinh tế của khu vực.

Kinh tế thế giới đang phục hồi trong khi các thị trường cung ứng nguyên liệu cao su như Thái Lan, Indonesia... vẫn đang chịu tác động của dịch COVID-19 dẫn đến nguồn cung cao su thiếu hụt, từ đó đẩy giá cao su lên cao.

Trong dài hạn, các yếu tố về dịch bệnh, chuỗi cung ứng và khả năng phục hồi của nền kinh tế thế giới sẽ quyết định xu hướng giá cao su.

Đánh giá:  
3.0 / 5  (3 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật