Trong đạo lý của người Việt Nam, cúng 49 ngày, cúng 100 ngày, giỗ đầu hay cúng Rằm tháng 7 đầu tiên cho người mới mất có ý nghĩa quan trọng. Trong nghi lễ, người cúng thường chuẩn bị nhiều vật phẩm. Các con cháu thường tề tựu đông đủ trong những ngày này.
Theo quan niệm của người xưa, người mới mất còn lưu luyến trần gian, chưa quen với cuộc sống mới nên nếu không làm chu đáo sẽ khiến người mới mất cảm thấy tủi thân. Thông thường nếu người nhà vừa mất và dịp cúng tuần rơi đúng vào rằm tháng 7 thì nhiều gia đình thường sẽ chọn cách cúng chay thay vì mâm cúng mặn. Còn nếu người mất đã qua cúng tuần thì có thể tùy vào điều kiện, hoàn cảnh của gia đình để chuẩn bị mâm cúng mặn hoặc chay đều được.
Chuẩn bị đồ cúng cho người mới mất
- Ba bát cơm. Lưu ý trong đó bát ở giữa dành cho người mới mất, 2 bát bên cạnh để cho tả hữu thần quang. Bát cơm của người mất để 1 đôi đũa, 1 bát còn lại mỗi bát để 1 chiếc.
- Một quả trứng luộc bóc sạch vỏ.
- Một thìa muối.
- Một bát canh kèm thìa.
- Các món ăn lúc sinh thời người mất thích có thể làm mặn hoặc chay tùy từng gia đình.
- Một chén nước.
- 7 lát gừng tươi đối với nam và 9 lát gừng đối với nữ.
Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị vàng mã, nhang, đèn, hương hoa, trà quả... như khi thực hiện các lễ cúng khác.
Bài cúng Rằm tháng 7 âm cho người mới mất
Việc cúng tuần đầu cho người mới mất sẽ giúp gia đình có thể hướng Phật làm nhiều việc thiện ngoài ra còn giúp cho vong linh giảm bớt thống khổ, sớm ngày siêu thoát. Vậy văn khấn cúng tuần đầu cho người mới mất như thế nào là đầy đủ và chuẩn nhất thì không phải ai cũng biết?
Food Review xin chia sẻ Bài văn khấn cúng tuần đầu cho người mới mất đầy đủ và chuẩn nhất để mọi người cùng tham khảo.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Hôm nay là ngày….tháng….năm….., âm lịch tức ngày…..tháng….năm…………….dương lịch.
Tại (địa chỉ):……………………………………………………
Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.
Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm:…………………………..
Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.
Trước linh vị của Hiển:………………… chân linh
Xin kính cẩn trình thưa rằng:
Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế. (Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế. (nếu là mẹ)
Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao;
Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể.
Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng;
Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ.
Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào!
Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ!
Ngày qua tháng lại, tính đến nay Chung Thất tới tuần;
Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang kính tế.
Xin mời: Hiển………………………………………………
Hiển……………………………………………………………..
Hiển……………………………………………………………...
Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về hâm hưởng.
Kính cáo; Liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho tòangia được mọi sự yên lành tốt đẹp.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Năm nay, do dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, nhiều tỉnh/thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội, lễ cúng rằm tháng Bảy có thể khó soạn sửa hơn với nhiều gia đình. Song, quan trọng ở lòng thành. Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh để soạn sửa lễ cúng rằm tháng Bảy cho phù hợp.
Bên cạnh việc cúng lễ để thể hiện lòng biết ơn, báo đáp người đã khuất, làm việc thiện, bố thí cho người nghèo, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn trong mùa dịch cũng là cách để hồi hướng công đức cho người mới mất. Hi vọng những chia sẻ của Food Review sẽ giúp bạn chuẩn bị đồ cúng Rằm tháng 7 cho người mới mất chu đáo nhất.