Tục ngữ Nhật Bản có câu: “Một quả mơ muối mỗi ngày, bác sĩ sẽ không đến nhà”. Vậy mơ muối tía tô Nhật Bản có thật sự thần kỳ đến như vậy không? Hãy cùng Food News khám phá công dụng của quả mơ nhé.
Công dụng của quả mơ
Quả mơ chứa nhiều các vitamin A,C, acid tactric, đường sacroza, ngoài ra còn chứa nhiều canxi, magie… Ngoài ra trong thịt quả mơ còn có dextrin, tinh bột, carotene, men peroxydaza.
Đáng chú ý, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hàm lượng vitamin và khoáng chất trong quả mơ cao hơn các loại trái cây khác. Nếu thường xuyên ăn quả mơ hoặc uống nước mơ có thể giúp bảo vệ mắt, ngăn chặn ung thư da, chống sự lão hóa, ngừa bệnh tim mạch, hô hấp, viêm gan thời kỳ đầu…
Hơn thế nữa hàm lượng vitamin, khoáng chất trong quả mơ cao hơn trong nhiều loại trái cây khác nên có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa các tác hại của gốc tự do, bảo vệ mắt, ngăn chặn ung thư da…
Các acid hữu cơ trong quả mơ còn có tác dụng kháng khuẩn, làm co túi mật, thúc đẩy quá trình tiết mật. Do đó sẽ không ngoa nếu nói quả mơ là thần dược mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe.
Bí quyết làm mơ muối tía tô Nhật Bản hấp dẫn
Nguyên liệu cần chuẩn bị
1kg mơ (chọn quả cứng cáp, không bị dập).
100gr muối muối hồng Himalaya hoặc muối thô (muối tỷ lệ 10-15% so với mơ).
200-300gr lá tía tô.
Rượu.
Hũ thủy tinh.
Cách làm mơ muối tía tô kiểu Nhật
Bước 1: Sơ chế quả mơ
Mơ mua về rửa sạch, lấy cuống mơ ra, sau đó ngâm nước muối pha loãng rồi rửa lại lần nữa với nước sạch. Tiếp theo nhúng hết tất cả quả mơ qua rượu để khử khuẩn.
Lưu ý: Nên chọn mua mơ có màu vàng đẹp mắt, màu sắc đồng đều và cầm lên chắc tay, có mùi thơm dịu nhẹ.
Hũ thủy tinh rửa sạch nhúng qua nước sôi để ráo. Dùng rượu lau sạch lòng hũ lẫn nắp đậy.
Bước 2: Ủ mơ và muối
Mơ sau khi đã ráo, lăn quả mơ qua 1 lớp muối hồng rồi xếp lần lượt chúng vào hũ thủy tinh, cứ xếp 1 lớp mơ 1 lớp muối đến hết. Cần rắc đều muối để mơ thấm muối.
Đặt một vật nặng lên trên ủ mơ ở nơi tránh ánh nắng mặt trời trong vòng 10 ngày.
Bước 3: Sơ chế lá tía tô
Chờ đúng 10 ngày ủ mơ, thì mới sơ chế lá tía tô.
Theo đó, lá tía tô chỉ lấy phần lá đem ngâm nước muối rửa sạch, để cho khô ráo hoàn toàn.
Cho hết lá tía tô đã rửa vào 1 cái thau, cho thêm 1 muỗng canh muối hồng vào vò với lá tía tô đều tay để khử bớt đi vị đắng và hết nước còn xót lại. Vắt lá tía tô cho thật sạch nước.
Bước 4: Ngâm mơ và tía tô
Hũ mơ đã tan hết muối tiết ra nước mơ. Lấy phần nước mơ trộn đều với lá tía tô, sau đó cho ngược hỗn hợp này vào hũ mơ.
Bạn dàn đều lá tía tô ra để mơ được thấm đều rồi tiếp tục ủ mơ trong khoảng 2 tháng.
Bước 5: Phơi mơ và bảo quản
Ủ mơ tốt nhất là từ 2 tháng đến 1 năm, ngâm càng lâu, mơ muối càng có giá trị dinh dưỡng cao.
Sau thời gian ngâm, đem mơ và tía tô ra vắt nhẹ cho ráo bớt nước rồi dàn đều chúng ra từng cái mẹt (hoặc mâm), phơi khô trong khoảng 3 nắng, để mơ héo bảo quản được lâu.
Típ nhỏ: Trong quá trình phơi khô mơ muối và lá tía tô, bạn nhớ thường xuyên lật 2 mặt để chúng được khô đều.
Chúng ta bảo quản trong bình thủy tinh hoặc bình gốm dùng dần. Đây là thức uống đơn giản nhưng có rất nhiều tác dụng phục hồi sức khỏe. Mọi người nên tự làm sẵn cho gia đình một hũ dùng trong trường hợp cần thiết nhé!