Giá cà phê trong nước hôm nay 4/3
Cập nhật bảng giá cà phê hôm nay 4/3 cho thấy, giá cà phê trong nước phiên sáng nay đồng loạt giảm mạnh 500 đồng/kg tại các tỉnh, thành.
Giá cà phê thấp nhất ở Lâm Đồng hiện được dao dịch ở mức 38.900 đồng/kg, cao nhất ở Đắk Lắk 39.500 đồng/kg.
Giá cà phê thế giới hôm nay 4/3
Giá cà phê thế giới giao dịch hôm nay giảm mạnh. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại sàn London giao tháng 3/2022 giảm xuống mức 2.162 USD/tấn, giảm nhẹ 0,78% (tương đương 17 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 3/2022 tại sàn New York quay đầu giảm mạnh xuống 224,00 US cent/pound, giảm mạnh 6,45% (tương đương 2,80 US cent) tại thời điểm khảo sát.
Giá cà phê kỳ hạn tiếp nối xu hướng giảm, trong khi giá vàng và dầu thô tiếp tục tăng nóng và Nga tăng cường các cuộc tấn công “xâm lược” Ukraina.
Thông tin thị trường cà phê mới nhất 4/3
Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell cho rằng cuộc chiến ở Đông Âu đã làm tăng áp lực lạm phát khiến nền kinh tế thế giới càng thêm khó khăn.
Thị trường cho rằng Fed chỉ tăng 0,25% thay vì 0,5% như đã suy đoán. Điều này đã khiến chứng khoán Mỹ đảo chiều hồi phục, USDX nối tiếp đà tăng và tất nhiên các giới đầu cơ trên các thị trường nói chung đã tỏ ra nhẹ nhõm.
Áp lực thanh lý vẫn còn đè nặng trên cả hai thị trường cà phê kỳ hạn do đầu cơ đã mua ròng “quá tay” trước đó.
Thông tin Mỹ mở kho dự trữ 60 triệu tấn dầu, do tồn kho tại New York và Châu Âu giảm mạnh, đã khiến giá dầu thô trên sàn vượt mức 100 USD/thùng và dự kiến sẽ còn tăng khi dòng vốn đầu cơ tiếp tục chảy mạnh về.
Giá vàng và dầu thô tiếp tục duy trì tăng nóng đẩy giá cà phê vào thế bất lợi, trong bối cảnh tình hình địa chính trị thế giới vẫn nóng. Nga vẫn tỏ ra quyết đoán trong chiến dịch quân sự đặc biệt đối với Ukraina.
Hội đồng Cà phê Ấn Độ (Coffee Board) cho biết, cuộc khủng hoảng hiện tại đã khiến xuất khẩu cà phê của Ấn Độ sang Ukraine và các nước láng giềng gặp nhiều thách thức.
Các nước CIS theo truyền thống là những nhà nhập khẩu cà phê hòa tan lớn từ Ấn Độ. Theo dữ liệu từ Coffee Board, Nga hiện chiếm 75% trong số này, trong khi riêng Ukraine chiếm hơn 20%.
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, ngoài tác động trước mắt đến xuất khẩu, cuộc chiến còn có thể tác động gián tiếp và lâu dài đến xuất khẩu cà phê nói chung từ Ấn Độ sang Ukraine và các thị trường cà phê lân cận.
Bên cạnh đó, chiến tranh Nga - Ukraine có khả năng đẩy giá nhiên liệu, kim loại/nhôm và vật liệu đóng gói, đồng thời cũng có thể làm tăng chi phí hậu cần.
Ông Ramesh Rajah, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà xuất khẩu Cà phê, cho biết: “Điều này có nghĩa là, tổng chi phí xuất khẩu chắc chắn sẽ tăng lên, khiến nhiều thương nhân lo lắng”.