Giá cà phê hôm nay 22/08: Tăng đồng loạt trên các sàn, dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn gặp khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/08 tại các địa phương trọng điểm trong nước tăng 500 đồng/kg. Trên 2 sàn giao dịch châu Á cũng lội ngược dòng tăng mạnh. Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương dự báo, xuất khẩu cà phê của Việt Nam thời gian tới sẽ vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.

Giá cà phê trong nước tăng 500 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm

So với phiên giao dịch hôm qua, giá cà phê hôm nay 22/08 ở một số địa phương trọng điểm trong nước tăng 500 đồng/kg.. Cụ thể như sau:

Giá cà phê ở Đắk R'lấp (Đắk Nông) là 38.100đ/kg. Tại thị xã Gia Nghĩa thì mặt hàng này được thu mua với giá 38.200đ/kg. 

Giá cà phê hôm nay tại Bảo Lộc, Lâm Hà (Lâm Đồng) là 37.400đ/kg. Tại Di Linh (Lâm Đồng) cũng tăng với mức tương tự và hiện đang thu mua cà phê với giá 37.300đ/kg.

Trong khi đó, tại Đắk Hà (Kon Tum) thì giá cà phê hôm nay là 38.100đ/kg.

Giá cà phê hôm nay 22/08 tăng 500 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 22/08 tăng 500 đồng/kg

Tại tỉnh Đắk Lắk, giá cà phê ở Cư M'gar là 38.500đ/kg, ở Buôn Hồ và Ea H'leo là 38.300đ/kg.

Tại TP.HCM, giá cà phê được giao dịch ở mức 39.700đ/kg. 

Cùng với đó, giá cà phê hôm nay tại Pleiku, Ia Grai (Gia Lai) là 38.200đ/kg, Chư Prông (Gia Lai) là 38.100đ/kg.

Giá cà phê thế giới lội ngược dòng

Phiên giao dịch đóng cửa tuần này, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 9 tăng 19 USD (1,03%), giao dịch tại 1.862 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 11 cũng tăng 19 USD (1,02%), lên 1.882 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.

Cùng thời điểm, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York nhích nhẹ. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 9 tăng 0,05 Cent (0,03 %), giao dịch tại 178,25 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 cũng tăng 0,2 Cent (0,11%), lên 181,5 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trên trung bình.

Giá cà phê trên cả hai sàn lấy lại màu xanh trước ngày thông báo đầu tiên (FND), trong bối cảnh đồng Real mạnh trở lại đã hỗ trợ nông dân Brazil giảm bán và dự báo thời tiết trong tuần tới tại các vùng cà phê chính ở miền Nam chỉ có mưa rải rác không đáng kể. Tác hại của sương giá lên sản lượng vụ mùa năm 2022 của Brazil vẫn là đề tài nóng được tranh luận thường xuyên trên thị trường cà phê thế giới và vẫn là yếu tố tác động lớn lên giá cả thị trường hàng ngày.

PRICE Futures Group cho biết, mối đe dọa về đợt băng giá ở Brazil đã qua đi, nhưng thiệt hại đang được thấy rõ. Dựa trên ước tính của chính phủ Brazil, 11% diện tích trồng cà phê của quốc gia đã bị ảnh hưởng.

Thông tin thị trường cà phê

Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương dự báo, xuất khẩu cà phê của Việt Nam thời gian tới sẽ vẫn đối mặt với nhiều khó khăn. Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Việt Nam áp dụng lệnh giãn cách xã hội trên diện rộng, ảnh hưởng tiêu cực lên hoạt động sản xuất và vận chuyển hàng hóa.

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt container rỗng tiếp tục kéo dài khiến chi phí tăng mạnh, làm giảm sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê trên thị trường thế giới.

Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế-Xã hội, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, sóng gió trên sàn cà phê robusta London chưa thể kích được những đợt bán mạnh từ các nhà xuất khẩu trong nước như trước đây. Trong quá khứ, một khi sàn phái sinh cà phê đi thái quá dù theo hướng tăng hay giảm, hoạt động giao dịch hàng thực và hàng xuất khẩu của Việt Nam có thể trở thành một lực cản hay lực đẩy.

Nhưng dịch bệnh và tình trạng tàu bè bến cảng hiện nay không tạo điều kiện cho cà phê Việt Nam can thiệp thị trường. 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê Việt Nam đạt khoảng 730 nghìn tấn, trị giá 1,15 tỷ USD, giảm 9,3% về lượng và 3,1% về giá trị. Theo nhận xét của Cục xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương, xuất khẩu cà phê quý II/2021 sang các thị trường đều giảm so với quý I. Điều này chứng tỏ ảnh hưởng dịch bệnh và logistics đang là một trở lực lớn cho ngành cà phê trong 6 tháng cuối năm.

Thách thức của cà phê thương mại xuất khẩu ngày càng rõ, theo hướng tiêu cực. Nông dân sản xuất cà phê bền vững đang cần sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, không chỉ từ chính sách mà còn cần được kích hoạt bằng những gói hỗ trợ tài chính và tín dụng. Cần thấy rằng, đại dịch còn kéo dài và không còn cách nào khác là phải sống chung với nhiều lần giãn cách dài ngày hay ngắt quãng, trước khi chúng ta có thể sống chung một cách an toàn với Covid-19.

Đánh giá:  
5.0 / 5  (1 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật