Giá cà phê hôm nay 14/9: Robusta tăng nhẹ, chuyên gia dự báo tiếp tục tăng trong tuần này

Cập nhật bảng giá cà phê hôm nay 14/9 cho thấy giá cà phê ở 2 sàn quốc tết có biến động trái chiều. Cà phê Robusta ở sàn London tăng nhẹ trong khi cà phê arabica ở sàn New York có xu hướng giảm. Các số liệu thống kê cho thấy, lượng kho trữ cà phê của thế giới đang sụt giảm mạnh.

Giá cà phê trong nước hôm nay 14/9

Giá cà phê trong nước hôm nay 14/9 đi ngang, không biến động so với phiên hôm qua ở các địa phương trọng điểm.

Theo đó, giá cà phê trong nước hôm nay 14/9 cụ thể như sau:

Giá cà phê thế giới hôm nay 14/9

Giá cà phê trên thị trường quốc tế ghi nhận sự biến động trái chiều. Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 11/2021 trên sàn London có vẻ khá ổn định trên mức 2.060 USD/tấn, được dự báo có thể đảm bảo hướng tăng trong tuần. Tuy nhiên, nếu robusta mất đà tăng phải quay đầu, mức giá được dự đoán là sâu hơn 1.980 USD/tấn trong giai đoạn này.

Ghi nhận của TG&VN trước phiên đóng cửa giao dịch gần nhất, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 11/2021 tăng nhẹ 12 USD (0,59%), giao dịch tại 2.060 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 1/2022 cũng tăng nhẹ 7 USD (0,34%), lên 2.045 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng nhẹ so với hôm trước.

Giá cà phê thế giới hôm nay ghi nhận sự biến động trái chiều
Giá cà phê thế giới hôm nay ghi nhận sự biến động trái chiều

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York giảm. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 giảm 1,4 Cent (0,74%), giao dịch tại 186,65 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022 cũng giảm 1,4 Cent (0,73%), xuống 189,35 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh ở kỳ hạn tháng 12.

Thông tin thị trường cà phê - nguồn cung các nước đồng loạt giảm

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng cà phê Brazil niên vụ 2021/22 sẽ giảm 13,6 triệu bao xuống 56,3 triệu bao (1 bao = 60 kg), trong khi tiêu thụ nội địa dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên mức kỷ lục 23,7 triệu bao.

Với nguồn cung giảm hiện nay, xuất khẩu cà phê từ Brazil dự kiến sẽ giảm 9,0 triệu bao xuống 32,0 triệu và tồn kho cuối niên vụ dự báo giảm 2,5 triệu bao xuống 1,5 triệu bao.

Trong đó, sản lượng arabica dự báo sẽ giảm 14,7 triệu bao so với niên vụ trước xuống 35,0 triệu bao do sự kết hợp của nhiều yếu tố. Phần lớn các khu vực sản xuất đang ở trong năm cuối của chu kỳ sản xuất hai năm một lần, dẫn đến khả năng sản lượng trong vụ sắp tới sẽ ít đi.

Trong tháng 8/2021, sản lượng cà phê arabica chế biến ướt của Colombia chỉ đạt 915.000 bao loại 60kg, giảm 16,1% so với 1.091 triệu bao cùng tháng năm ngoái và cũng thấp hơn 1.209 triệu bao trong tháng 7. Liên đoàn Cà phê Quốc gia Colombia (Fedecafe) cho biết, đây là lần giảm thứ hai theo ghi nhận kể từ tháng 4.

Theo dữ liệu từ Hiệp hội Cà phê toàn Nhật Bản, dự trữ cà phê xanh tại các cảng đạt 2.743 triệu bao loại 60kg vào cuối tháng 7 năm 2021, giảm so với 2.793 triệu bao vào cuối tháng 6 và thấp hơn 244.517 bao so với số liệu cùng thời điểm năm ngoái.

Đây là tháng thứ 16 liên tiếp lượng dự trữ thấp hơn so với cùng tháng năm ngoái và là mức thấp nhất trong tháng 7 kể từ năm 2012. Hiện tại, hầu hết các loại cà phê đến Nhật Bản có nguồn gốc nhiều nhất là từ Brazil, tiếp theo là Trung Mỹ và Colombia, theo trang Commodity 3.

Như vậy, các dữ liệu thống kê đều cho thấy, sản lượng cà phê niên vụ 2021 - 2022 ở các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới đều có xu hướng giảm. Cùng với đó, lượng cà phê tồn kho cũng đang đạt mức thấp kỷ lục dẫn tới nguy cơ thiếu hụt nguồn cung trong thời gian tới.

Đánh giá:  
3.0 / 5  (4 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật