Giá cà phê hôm nay 12/9: Tiếp tục đà giảm, Đắk Lắk cao nhất với 39.500 đồng/kg

Cập nhật bảng giá cà phê hôm nay 12/9 cho thấy, giá cà phê trong nước tiếp tục chiều đi xuống, giảm nhẹ 100 đồng/kg so với phiên hôm qua. Trong khi đó, 2 sàn giao dịch quốc tế có sự biến động trái chiều.

Giá cà phê trong nước hôm nay 12/9

Giá cà phê trong nước hôm nay tiếp tục giảm 100 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua. 

Sau khi điều chỉnh giảm, giá cà phê hôm nay 12/9 ở các địa phương trọng điểm trong nước cụ thể như sau:

Giá cà phê thế giới hôm nay 12/9

Giá cà phê robusta chững lại cho thấy một sự lưỡng lự, nhà đầu tư vẫn còn thận trọng đứng bên ngoài, khi giá đã tăng lên ở mức cao 4 năm, cho dù thị trường vẫn duy trì cấu trúc giá nghịch đảo để thu hút giao hàng về sàn London.

Trong khi đó, giá cà phê arabica trở lại đà tăng khi có tin mưa rào rải rác ở vùng Nam Minas Gerais không đủ lớn để giúp cây cà phê ra hoa vụ mới. Đặc biệt sau vài cơn mưa nhẹ đầu mùa xuân, dự báo thời tiết trong tuần tới vẫn còn khô nóng. 

Ghi nhận của Food.com.vn tại phiên giao dịch cuối tuần (10/9), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London có xu hướng hỗn hợp. Kỳ hạn giao hàng tháng 11/2021 giảm thêm 2 USD (0,1%), giao dịch tại 2.048 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 1/2022 không thay đổi vẫn giao dịch ở 2.038 USD/tấn. Khối lượng giao dịch rất thấp dưới mức trung bình.

Giá cà phê hôm nay 12/9 ghi nhận biến động trái chiều ở 2 sàn quốc tế
Giá cà phê hôm nay 12/9 ghi nhận biến động trái chiều ở 2 sàn quốc tế

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York đảo chiều tăng nhẹ. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 tăng 0,65 Cent (0,32%), giao dịch ở 188,05 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022 cũng tăng 0,55 Cent (0,29%), lên 190,75 Cent/lb. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.

Thông tin thị trường cà phê

Những cơn mưa từ cơn bão số 5 Conson sẽ góp phần hỗ trợ cho cây cà phê robusta ở Tây nguyên tăng năng suất và chất lượng hạt trước thềm vụ thu hoạch mới.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 8/2021 đạt 105 nghìn tấn, trị giá 207 triệu USD, giảm 14,1% về lượng và giảm 11,9% về trị giá so với tháng 7/2021, nhưng so với tháng 8/2020 tăng 4,8% về lượng và tăng 12,3% về trị giá.

Tính chung 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 1,07 triệu tấn, trị giá 1,99 tỷ USD, giảm 6,9% về lượng, nhưng tăng 1,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Tháng 8/2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 1.971 USD/tấn, tăng 2,6% so với tháng 7/2021 và tăng 7,1% so với tháng 8/2020. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt 1.071 USD/tấn, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo dự báo của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2020-2021 đạt 169,6 triệu bao (loại 60 kg/bao), tăng nhẹ 0,4% so với 169 triệu bao của niên vụ trước.

Trong đó, sản lượng cà phê arabica dự kiến tăng 2,3% lên 99,3 triệu bao, trong khi sản lượng cà phê robusta giảm 2,1% xuống mức 70,4 triệu bao.

Sản lượng cà phê của khu vực châu Phi dự kiến tăng nhẹ 0,1% so với niên vụ trước lên 18,72 triệu bao trong niên vụ 2020-2021; Sản lượng ở châu Á và châu Đại Dương được dự báo giảm 1,1% xuống còn 49 triệu bao; Sản lượng tại Trung Mỹ và Mexico cũng giảm 2,1% xuống 19,2 triệu bao.

Riêng sản lượng cà phê tại khu vực Nam Mỹ dự kiến tăng 1,9% so với niên vụ trước lên 82,79 triệu bao.

Xét theo từng quốc gia, sản lượng cà phê của 10 quốc gia lớn nhất, chiếm hơn 89% sản lượng thế giới dự kiến sẽ tăng 1,1% từ 149,7 triệu bao của niên vụ trước lên 151,4 triệu bao trong niên vụ 2020-2021. Trong đó, sản lượng của hầu hết nhà sản xuất đều tăng nhưng riêng Việt Nam và Peru giảm lần lượt là 5% và 0,8%.

Về tiêu thụ, theo báo cáo của ICO, tiêu thụ cà phê thế giới trong niên vụ 2020-2021 dự kiến đạt 167,01 triệu bao, tăng 1,9% so với niên vụ 2019-2020, nhưng vẫn thấp hơn 0,3% so với niên vụ 2018-2019 - thời điểm trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Với việc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch ở nhiều quốc gia đã mở ra triển vọng nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Trong 10 năm qua tăng trưởng trung bình tiêu dùng cà phê của thế giới là 1,9%/năm. Đối với niên vụ cà phê 2020-2021, tiêu thụ ở các nước nhập khẩu dự kiến sẽ tăng 2,3%, lên 116,5 triệu bao; trong khi tiêu thụ nội địa ở các nước sản xuất cà phê dự kiến sẽ tăng 1% lên 50,5 triệu bao.

Tỷ trọng tiêu thụ nội địa ở các nước sản xuất cà phê chiếm 30,2% trong tổng tiêu thụ cà phê toàn cầu niên vụ 2020-2021, con số này dự kiến sẽ cao hơn nữa trong tương lai do mức sống của người dân ngày càng tăng.

Như vậy, cán cân cung - cầu cà phê thế giới dự kiến sẽ thắt chặt do tổng cung được dự báo chỉ cao hơn 1,6% so với nhu cầu trong niên vụ 2020-2021, thấp hơn mức 3,1% trong niên vụ 2019-2020.

Với việc nguồn cung từ Brazil sẽ giảm đáng kể do ảnh hưởng của đợt băng giá gần đây và các vấn đề về khí hậu ở nhiều nước xuất khẩu khác, tổng nguồn cung cà phê thế giới có thể sẽ giảm xuống dưới mức tiêu thụ của thế giới trong niên vụ 2021-2022.

Đánh giá:  
1.0 / 5  (1 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật