Tỷ giá USD thị trường trong nước
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức 23.109 đồng. Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN mua vào bán ra: 22.750 - 23.752 đồng.
Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại ở mức: Vietcombank 22.650 - 22.880 đồng; BIDV: 22.670 - 22.870 đồng; ACB: 22.670 - 22.850 đồng (mua - bán). Giá đô la Mỹ trong nước không đổi so với hôm qua.
Giá USD trên thị trường tự do giảm, mua vào mức 22.930 đồng/USD và bán ra mức 23.085 đồng/USD, giảm 15 – 20 đồng chiều mùa vào - bán ra.
Tỷ giá euro so với USD tăng 0,04% lên 1,1878. Tỷ giá Euro tại Sở giao dịch NHNN mua vào - bán ra: 26.458 đồng - 28.095 đồng. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,28% lên 1,3868.
Tỷ giá USD thị trường thế giới
Đầu phiên giao dịch 6/9 trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) ở mức 92,10 điểm ghi nhận mức tăng 0,08 điểm. Tuy nhiên, vẫn giảm mạnh so với phiên giao hôm qua.
Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu việc làm tạo ra trong tháng 8 chỉ 235.000, thấp hơn nhiều so với mức dự báo của giới phân tích 750.000. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm xuống 5,2%, giảm so với mức 5,4% của tháng 7 cũng như giảm so với kỳ vọng.
Chương trình trợ cấp thất nghiệp đặc biệt trị giá 300 USD/tuần sẽ kết thúc vào ngày 4/9. Trong khi các nhà tuyển dụng hy vọng điều này sẽ giúp đưa một lượng lớn người lao động trở lại guồng quay công việc, sự bùng phát trở lại của đại dịch đã khiến nhiều kế hoạch tuyển dụng phải ngừng lại.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ bắt đầu giảm tốc độ mua trái phiếu trong quý IV nhưng toàn bộ chương trình mua tài sản 1,85 nghìn tỷ euro (2,19 nghìn tỷ USD) sẽ chưa kết thúc cho đến năm 2022.
Động thái này diễn ra chỉ vài tuần sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell cho biết sự phục hồi của thị trường lao động Mỹ và triển vọng lạm phát có thể cho phép Fed bắt đầu rút lại các biện pháp kích thích trong năm nay.
Bên cạnh đó, các nhà kinh tế cũng bày tỏ lo ngại rằng sự gián đoạn chuỗi cung ứng, áp lực lạm phát và mối đe dọa về các đợt phong toả mới có thể ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế của khu vực EU.