Cụ thể, Sở TT&TT đã phối hợp với Sở Y tế phát triển nền tảng khai báo y tế điện tử của thành phố (Y tế HCM) thành nền tảng ứng dụng thống nhất để phục vụ người dân tham gia sản xuất, kinh doanh, lưu thông trong điều kiện phòng chống dịch COVID-19.
Mỗi người dân được cấp một mã QR trên ứng dụng điện thoại thông minh (Y tế HCM). Trong trường hợp người dân không dùng điện thoại thông minh thì sẽ được cấp mã số qua tin nhắn điện thoại (SMS) hoặc được cơ quan Nhà nước, đơn vị sử dụng lao động in mã QR ra thẻ.
Người dân thực hiện khai báo y tế điện tử trên ứng dụng điện thoại di động hoặc truy cập địa chỉ https://khaibaoyte.tphcm.gov.vn/ trước khi ra đường.
Các thông tin chính gắn với mã QR cá nhân gồm:
|
Mã QR hoặc mã số sẽ được dùng để xuất trình tại trạm kiểm soát; trụ sở sản xuất kinh doanh; các nơi kiểm soát ra vào theo quy định như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cơ sở bán thực phẩm... F0 cách ly tại nhà cũng sẽ khai báo sức khỏe trên ứng dụng này.
Đơn vị sản xuất, kinh doanh sẽ lập và duyệt danh sách người lao động được tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh theo số lượng và điều kiện của UBND TP Thủ Đức, quận, huyện. Doanh nghiệp kiểm tra người ra vào tại khu vực cần kiểm soát; kiểm tra, giám sát yếu tố dịch tễ khi phát hiện các cảnh báo từ hệ thống.
Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị các đơn vị xây dựng kế hoạch thí điểm ứng dụng nền tảng trong phạm vi quản lý của đơn vị, lập danh sách đối tượng dự kiến tham gia thí điểm và gửi về Sở TTTT trong ngày 14/9.
Ứng dụng "Y tế HCM" được triển khai trên nguyên tắc liên thông, kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia, các nền tảng công nghệ phòng chống dịch của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế thông qua nền tảng kết nối chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP) và thành phố (HCM LGSP). Nền tảng sử dụng mã QR cá nhân thống nhất quốc gia, dùng chung giữa các ứng dụng như Bluezone, NCOVI, VHD, VNEID.
Trước đó, tại buổi họp báo chiều 13/9, ông Lâm Đình Thắng cho biết các cơ quan Trung ương và TP.HCM đã thống nhất quan điểm gom chung các ứng dụng kiểm soát dịch bệnh, giám sát di chuyển thành một ứng dụng duy nhất trong thời gian tới. Ứng dụng này sẽ tích hợp các dữ liệu đầy đủ của người sử dụng về tiêm chủng vaccine, khai báo y tế...
Sau khi ứng dụng trên được Trung ương thông qua, TP.HCM sẽ thí điểm triển khai tại một số địa bàn an toàn, đang từng bước mở lại các hoạt động như huyện Củ Chi, Cần Giờ, quận 7.
TP.HCM tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đến cuối tháng 9/2021 Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nhận định: So sánh với mục tiêu Nghị quyết 86 đề ra và tiêu chí của Bộ Y tế thì TP.HCM còn một số nội dung chưa đạt tiêu chí. Do vậy, để đảm bảo kết quả phòng chống dịch bền vững hơn và TP.HCM từng bước nới lỏng, phục hồi hoạt động kinh tế xã hội sao cho hài hòa giữa an toàn phòng chống dịch và mở lại các hoạt động kinh tế, TP.HCM quyết định tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn toàn TP theo tinh thần Chỉ thị 16, dự kiến đến cuối tháng 9. Theo ông Mãi, một số địa bàn có kết quả kiểm soát dịch tốt như huyện Cần Giờ, Củ Chi, quận 7... thì có thể áp dụng Chỉ thị 16- hoặc Chỉ thị 15+ để đảm bảo kết quả phòng chống dịch bền vững và TP có thêm sự chuẩn bị cần thiết cho giai đoạn phục hồi, mở cửa sau dịch bệnh. |