Cây chó đẻ: “Thần dược” mát gan, lợi tiểu

Uống trà không đơn giản chỉ là một thói quen hàng ngày trong những giây phút rảnh rỗi mà mỗi tách trà còn mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể nhờ vào hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào có trong loại đồ uống này. Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, bệnh về tim mạch,...Bên cạnh các loại trà xanh, trà hoa cúc, trà gừng, trà hoa nhài thì trà diệp hạ châu còn có tên gọi khác là cây chó đẻ được biết đến với công dụng phòng và điều trị một số loại bệnh liên quan đến gan và thận.  

Diệp hạ châu còn được gọi là cây chó đẻ răng cưa, thuộc họ thầu dầu, cao từ 30-60cm, thân nhẵn, mọc thẳng, lá mọc so le. Diệp hạ châu mọc hàng năm ở khu vực nhiệt đới, là loại cỏ mọc hoang có thể tìm được ở nhiều nơi khắp nước ta. Theo Đông y, diệp hạ châu có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh can lương huyết, lợi tiểu, sát trùng, giải độc. Còn ở phương Tây, diệp hạ châu là một cây thuốc phổ biến được sử dụng lâu đời ở Nam Mỹ để điều trị các loại bệnh khác nhau như: sốt rét, thương hàn, cảm cúm, kiết lỵ, tiểu đường,...

Diệp hạ châu được Đông y sử dụng như một loại thuốc thanh can lương huyết, giải độc, sát trùng từ lâu đời. Tuy nhiên, tác dụng giải độc gan và chữa bệnh gan siêu vi B mới chỉ được các nhà khoa học lưu ý từ những năm 1980 trở về sau. 

Lá diệp hạ châu tươi có màu xanh, sau khi được rửa sạch, phơi khô đem xao, sắc lấy nước uống. Một số cách sử dụng diệp hạ châu để hỗ trợ chữa bệnh các bạn có thể tham khảo:

Với viêm gan siêu vi, lấy 16g diệp hạ châu đắng, 16g nhân trần nam, 4g vỏ bưởi, 8g hậu phác, 12g thổ phục linh sắc chung lấy nước uống. Với bệnh sốt rét, nổi mụn, lấy 12h diệp hạ châu đắng, 12g cam thảo đất sắc lấy nước uống hàng ngày. Với sỏi mật, sỏi thận, lấy 16g diệp hạ châu đắng, 12g thảo quả, 16g thường sơn, 12g hạ thảo khô, 8g binh lang, 12g đinh lăng sắc lấy nước uống hàng ngày. 

Kinh nghiệm sử dụng ở nước ta thường chia ra làm hai loại, diệp hạ châu đắng và diệp hạ châu ngọt. Diệp hạ châu đắng có dược lực cao hơn, theo y học cổ truyền vị đắng có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng tiết mật. Theo những nghiên cứu của y học phương Tây, diệp hạ châu đắng có nhiều chất chống oxy hóa do đó dược tính cũng cao hơn. 

Một loại cây tưởng chừng như hoang dại nhưng lại mang đến rất nhiều công dụng nếu chúng ta biết kết hợp và sử dụng chúng.

Đánh giá:  
3.7 / 5  (3 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật