Thời gian gần đây, vải chín sớm hay còn gọi vải U Hồng bắt được rao bán nhiều trên chợ mạng. Vải U Hồng được trồng ở Tây Nguyên, thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm.
Ghi nhận tại các nhà vườn, vải được thương lái thu mua ở mức 40.000-45.000 đồng/kg, tăng 10.000-20.000 đồng so với cùng kỳ.
Tại các cửa hàng và chợ truyền thống ở TPHCM vải chín sớm được bán với giá dao động khoảng 100.000-130.000 đồng/kg, gấp đôi năm ngoái. Thấp hơn một xíu, tại các chợ mạng online vải được bán với giá từ 50.000 - 70.000 đồng/kg.
Ở những cửa hàng trái cây cao cấp, vải được bày bán trên các kệ với giá lên tới 130.000 đồng một kg. Theo các chủ cửa hàng, giá ở đây cao hơn các chợ truyền thống vì quả được chọn kỹ.
Theo tìm hiểu, vải U Hồng có hình dáng to, khi ăn có vị ngọt, thơm, hơi chua chua chứ không ngọt đậm như vải thiều miền Bắc nên rất được thị trường ưu chuộng.
Tại một nhà vườn ở Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk, chủ vườn cho biết vải U Hồng năm nay khá hút khách. Đầu mùa vải có giá 60.000 đồng/kg, và dự báo sẽ tăng trong thời gian tới. Chủ vườn cho biết: “Khách hàng ở khắp nơi như Sài Gòn, Đà Nẵng, Hà Nội đặt đơn không kịp giao, mỗi đơn khách cũng đặt cả thùng vải”.
Năm nay, giá vải U Hồng tăng cao là do chi phí vận chuyển và bảo quản tăng 40%. Ngoài ra, do vải mới đầu vụ nên số lượng cung ứng ra thị trường còn hạn chế.
Một chị nội trợ tại quận 2, TPHCM cho biết mua 2 kg vải U Hồng từ tuần trước nhưng đến nay gia đình đã ăn gần hết do loại vải U Hồng đang bán ở TPHCM không phải là vải trồng ở các tỉnh miền Bắc. Loại quả này không ngọt hẳn 100% mà chỉ ngọt nhẹ khoảng 70%, xen lẫn vị chua.
Sở NN&PTNN tỉnh Đắk Lắk cho biết, hiện diện tích trồng vải của tỉnh trên 1.313 ha, tăng hơn 5 lần so với năm 2015, chiếm 3,6% so với tổng diện tích cây ăn quả (36.300 ha).
Sản lượng vải tại Đắk Lắk phát triển tốt cho người dân tại đây đã được tham gia các lớp tập huấn, áp dụng khoa học kỹ thuật, quy trình VietGAP vào sản xuất giúp cây phát triển tốt.