Giá tiêu trong nước hôm nay 14/12
Giá tiêu hôm nay đi ngang tại một số tỉnh thành trên cả nước.
Tại Đắk Lắk và Đắk Nông giá tiêu hiện chững lại, các thương lái thu mua mức cầm chừng 82.000 đồng/kg.
Tại Đồng Nai giá tiêu ghi nhận hiện dao dịch ở ngưỡng 82.000 đồng/kg.
Tương tự, tỉnh Bình Phước giá tiêu hiện ổn định, dao dịch ở ngưỡng 82.500 đồng/kg.
Ghi nhận tại Bà Rịa – Vũng Tàu giá tiêu dao dịch ở mốc 83.500 đồng/kg, không biến đổi so với hôm qua. Giữ mức cao nhất trên cả nước.
Giá tiêu tại Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đi ngang, hiện đang dao dịch trong khoảng 81.000 đồng/kg.
Theo ghi nhận mới nhất, thị trường trong nước hiện khá im ắng, các công ty đồng loạt ngưng mua. Nguyên nhân một phần vì đã trữ đủ hàng cho xuất khẩu tháng 12/2021, phần để nghe ngóng thị trường và chuyển dòng vốn sang cà phê đang vào vụ.
Lượng hàng tồn trong nội địa hiện ước còn 25.000 tấn, giảm nhiều so với những năm trước. Tuy vậy, lượng mua trữ tiêu cũng thấp hơn nhiều, vì năm nay giá tiêu cao.
Bên cạnh đó, mấy năm vừa qua, giá tiêu thấp nên nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã mua trữ và khả năng một thời gian ngắn nữa mới tiêu thụ hết số hàng trữ này.
Theo các chuyên gia đánh giá đà tăng của hồ tiêu vẫn còn rất sáng sủa, nhưng nhiều rủi ro với người trồng.
Giá tiêu thế giới hôm nay 14/12
Tại Ấn Độ, giá hạt tiêu đã tăng lên mức kỷ lục 532 rupee/kg khiến nông dân và các đại lý ở chợ sơ cấp có động thái giữ lại sản phẩm nhằm hi vọng giá sẽ tăng thêm.
Do đó, hàng hóa sẵn có của mặt hàng trên thị trường thực tế đã bị ảnh hưởng.
Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân khiến giá tiêu tăng đột biến là do khí hậu không thuận lợi ở Kerala và Karnataka đã gây thiệt hại cho các trang trại trồng tiêu. Điều kiện khí hậu không thuận lợi có thể dẫn đến sản lượng thấp hơn trong năm 2022.
Việc nông dân và thương lái giữ hàng khi giá tăng là điều đương nhiên. Tuy nhiên, thực tế là các kho dự trữ đang cạn kiệt ngoại trừ việc có sẵn hạt tiêu nhập khẩu từ Sri Lanka.
Giá tiêu của Ấn Độ hiện đã cao hơn nhiều so với các quốc gia sản xuất hồ tiêu lớn khác trên thế giới.
Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu hạt tiêu từ các quốc gia khác thông qua các kênh bất hợp pháp, gây thiệt hại cho nông dân trong nước.