Giá tiêu trong nước hôm nay 14/1
Giá tiêu hôm nay ghi nhận giảm đồng loạt 500 đồng/kg tại toàn bộ thị trường hồ tiêu.
Giá tiêu tại Chư Sê (tỉnh Gia Lai) giảm nhẹ 500 đồng/kg, hiện hồ tiêu dao động quanh mức 76.000 đồng/kg.
Tại các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, thị trường cũng mất 500 đồng/kg hiện được các thương lái thu mua ở mức 77.000 đồng/kg.
Tương tự, phiên sáng nay giá tiêu giảm nhẹ, các thương lái tại tỉnh Bình Phước đang thu mua tiêu ở ngưỡng 77.000 đồng/kg.
Giá tiêu ghi nhận giảm 500 đồng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sáng nay, thị trường dao dịch xuống mức 78.000 đồng/kg, cao nhất thị trường.
Tại Đồng Nai giá tiêu hiện dao dịch ở ngưỡng 77.000 đồng/kg. Mức giá này bằng với Đắk Lắk và Đắk Nông, Bình Phước.
Tính chung cả năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam ước đạt 261 nghìn tấn, trị giá 938 triệu USD, giảm 8,5% về lượng, nhưng tăng 42% về trị giá so với năm 2020.
Vườn tiêu muốn khỏe, chất lượng, người trồng tiêu cũng phải nắm bắt kỹ thuật trồng tiêu vững vàng. Đồng thời, chọn giống hạt tiêu tốt để hạn chế được bệnh trên cây tiêu, trồng xen canh với loại cây khác để tăng thu nhập…
Biến động thời tiết và dịch bệnh Covid-19 trong năm 2021, nhiều người sản xuất hạt tiêu sẽ không thu được sản lượng tiêu như dự tính.
Giá tiêu thế giới hôm nay 14/1
Campuchia xuất khẩu gần 20.000 tấn hạt tiêu mỗi năm, trong đó phần lớn tiêu chủ yếu là sang Việt Nam (chiếm 70-80%) và sang châu Âu. Trong khi đó, tiêu thụ trong nước khoảng 1.000 tấn.
Chủ tịch Liên đoàn Hồ tiêu và Gia vị Campuchia (CPSF), dự đoán, giá tiêu xuất khẩu trung bình sẽ tăng lên 20.000 riel/kg (tương đương 5 USD/kg) vào năm 2022.
Giá tiêu tại Campuchia đã tăng lên kể từ khi nông dân liên tiếp bỏ vụ sau khi chứng kiến sự sụt giảm giá trước đó do thiếu nguồn cung.
Tuy nhiên, việc giá tiêu tăng cao đang khuyến khích nông dân tăng cường trồng trọt trở lại..
Để ngành hạt tiêu dần dần khôi phục trở lại vị thế như trước đây, thì toàn ngành phải có một quy hoạch rõ ràng về diện tích sản xuất, chất lượng. Đồng thời hiểu rõ thông tin sản xuất hạt tiêu của các quốc gia khác, cân bằng được lượng cung cầu, không để dư cũng chẳng thiếu.