Giá tiêu trong nước hôm nay 4/12
Giá tiêu hôm nay ghi nhận giảm 500 đồng/kg, tại các thủ phủ hồ tiêu trên cả nước.
Giá tiêu tại Bà Rịa – Vũng Tàu giảm 500 đồng, dao dịch ở mức 86.000 đồng/kg, tỉnh có giá tiêu cao nhất.
Tương tự, tại tỉnh Bình Phước giá tiêu giảm 500 đồng , hiện được thương lái thu mua mức 85.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai ghi nhận hiện dao dịch ở ngưỡng 85.000 đồng/kg.
Tại Chư Sê (tỉnh Gia Lai) giá tiêu hôm nay ghi nhận đạt ngưỡng giao dịch khoảng 84.000 đồng/kg.
Tại 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông giá tiêu ổn định mức 85.000 đồng/kg.
Giá hạt tiêu tại thị trường nội địa dứt đà tăng, chốt ở 84.000 – 86.000 đồng/kg. Giá cao nhất tại Bà Rịa – Vũng Tàu, thấp nhất tại Gia Lai.
Nông dân tại Đồng Nai đã bắt đầu vụ thu hoạch hạt tiêu mới, và đang có mức giá bán tăng gấp đôi so với cùng kỳ, cụ thể dao động khoảng 80.500 – 90.000 đồng/kg.
Dự báo, nguồn cung trên địa bàn năm nay sẽ giảm mạnh do mất mùa và ảnh hưởng của thời tiết mưa lũ kéo dài.
Làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 đã ảnh hưởng lớn tới việc xuất khẩu hồ tiêu của nhiều doanh nghiệp.
Cụ thể, một trong những khó khăn phải kể đến là giá cước vận tải không ngừng tăng cao, trong 2 năm qua đã tăng 10 - 12 lần.
Việt Nam hiện cung cấp gần một nửa lượng hồ tiêu châu Âu đang tiêu dùng. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA) tạo ra cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất hồ tiêu Việt Nam.
Thách thức lớn nhất là về mặt chất lượng, đặc biệt là quản lý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Giá tiêu thế giới hôm nay 4/12
Nhập khẩu hạt tiêu của Ấn Độ từ Sri Lanka trong 9 tháng đầu năm 2021 đạt 10 nghìn tấn, trị giá 65,14 triệu USD, tăng 167,4% về lượng và tăng 199,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Năm nay, do ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, tiêu mất mùa, nguồn cung giảm mạnh. Đây cũng là tình hình chung của nhiều nước trên thế giới.
Giá tiêu tăng cao sau một thời gian dài giảm sâu do nguồn cung không còn dồi dào.
Mặc dù có sản lượng xuất khẩu lớn, nhưng ngành hạt tiêu Việt Nam hiện đang phải đối mặt với những thách thức như: Giảm lợi thế cạnh tranh quốc tế về chất lượng và giá, đặc biệt là việc sử dụng hóa chất nông nghiệp không đúng cách.