Giá tiêu trong nước hôm nay 13/1
Giá tiêu hôm nay ghi nhận thị trường tiếp tục giảm từ 500 đồng/kg tại một số địa phương.
Tại tỉnh Bình Phước, giá tiêu đang dao dịch giảm nhẹ xuống mức 77.500 đồng/kg, sau khi giảm 500 đồng/kg.
Giá tiêu ghi nhận giảm 500 đồng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sáng nay, thị trường dao dịch xuống mức 78.500 đồng/kg.
Tại các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, thị trường ổn định hiện được các thương lái thu mua ở mức 77.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Chư Sê (tỉnh Gia Lai) ổn định, hiện hồ tiêu dao động quanh mức 76.500 đồng/kg.
Tại Đồng Nai giá tiêu hiện dao dịch ở ngưỡng 77.500 đồng/kg, đi ngang.
Giá hạt tiêu nguyên liệu trong năm 2022 có thể đạt ngưỡng 100.000 đồng/kg, khi thị trường đồng loạt thu mua để phục vụ cho hoạt động tiêu dùng trở lại của người dân.
Trong năm 2021, để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến, ngành hạt tiêu Việt Nam đã nhập khẩu nguyên liệu từ Campuchia cao hơn năm 2020 là 111%.
Trước biến động thời tiết và dịch bệnh Covid-19 trong năm 2021, nhiều người sản xuất hồ tiêu sẽ không thu được sản lượng tiêu như dự tính. Điều này xảy ra đồng loạt tại các khu vực sản xuất hồ tiêu trên cả nước.
Giá tiêu thế giới hôm nay 13/1
Đức là thị trường nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất tại Liên minh châu Âu (EU).
Theo đó, Đức chủ yếu nhập khẩu hạt tiêu từ các nước đang phát triển và xu hướng tăng nhập khẩu được dự báo sẽ tiếp tục vì nhu cầu tiêu thụ tăng cao.
Theo số liệu thống kê, trong 10 tháng năm 2021, Đức nhập khẩu hạt tiêu đạt 23,9 nghìn tấn. Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Đức tính theo trị giá.
Năm 2021, Đức có xu hướng tăng nhập khẩu hạt tiêu từ Indonesia, Ấn Độ, tuy nhiên nguồn cung mặt hàng này cho thị trường Đức vẫn chủ yếu từ hai thị trường Brazil và Việt Nam.
Đại diện Hiệp hội hạt tiêu thế giới (IPC) chia sẻ, ngoài Brazil đang có vụ thu hoạch tiêu trong thời gian này, các quốc gia sản xuất hồ tiêu khác như Indonesia, Ấn Độ lại đang trong tình trạng khan hiếm hàng, nguyên liệu.
Sản lượng hồ tiêu của các tỉnh biên giới Campuchia, giáp với Việt Nam ước đạt 30.000 tấn/năm. Dù tổng số lượng này chỉ bằng 1/10 sản lượng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam.
Nhiều quốc gia trên thế giới đồng loạt lựa chọn phương ám sống chung với dịch bệnh COVID-19. Nhờ đó tiến hành mở cửa trở lại các nhà hàng, quán ăn,…tăng mạnh khiến cho lượng tiêu thụ gia vị hồ tiêu tăng vọt.