Giá ngũ cốc hôm nay được Food News ghi nhận biến động như sau:
Giá ngũ cốc thế giới hôm nay 11/10
Lúa mì mở cửa phiên sáng nay đang tăng mạnh trở lại cùng với đà chung của thị trường hàng hoá. Đây là diễn biến rất bất ngờ và hiếm khi xảy ra.
Đà tăng này xuất phát từ việc Thượng viện Mỹ có bước đi hướng đến thông qua tăng trần nợ công 480 tỷ USD, giúp giảm lo ngại chính phủ đóng cửa vì nguy cơ vỡ nợ.
Tuy nhiên, trong những phiên đột biến này, tác động đến giá nông sản thường sẽ không kéo dài. Ngày 21/09, giới tài chính trên thế giới chao đảo vì lo ngại tập đoàn Evergrande sụp đổ kéo theo một đợt bán tháo trên diện rộng và không loại trừ thị trường hàng hoá. Giá lúa mì cũng trải qua phiên giảm mạnh 1.5%.
Giá lúa mì có biến động đột ngột mà không ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu ngắn hạn thì giá sẽ nhanh chóng trở lại mức cân bằng về các yếu tố cơ bản thay vì duy trì xu hướng đầu cơ ngắn hạn.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 12/2021 trên sàn Bursa Malaysia mở cửa phiên 08/10 giảm 30 ringgit, tương đương 0,62% xuống 4.819 ringgit (1.153,15 USD)/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương tăng do dấu hiệu xuất khẩu tăng mạnh.
Sàn giao dịch Đại Liên đã mở cửa trở lại sau một tuần nghỉ lễ, với giá dầu đậu tương tăng 5,2% và giá dầu cọ tăng 6,9%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 0,11%.
Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2021 dự báo đạt kỷ lục 800 triệu tấn
Theo dự báo mới nhất của FAO, sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2021 sẽ đạt kỷ lục 800 triệu tấn (gồm cả gạo), tăng 1,1% so với năm 2020.
Tuy nhiên, sản lượng sẽ vẫn thấp hơn nhu cầu tiêu thụ dự kiến trong năm 2021/22, dẫn đến lượng hàng tồn kho trên thế giới giảm.
Sản lượng lúa mì và ngũ cốc thô tăng, góp phần làm tăng sản lượng ngũ cốc toàn cầu lên 12,1 triệu tấn, tăng 0,4% so với dự báo trong tháng 9.
Dự báo sản lượng ngũ cốc thô toàn cầu năm 2021 tăng 4,3 triệu tấn so với dự báo trong tháng 9, đạt mức 1 504 triệu tấn, tăng 1,6% so với năm 2020, chủ yếu do sản lượng lúa mạch và hạt bo bo tăng ở Australia.
Tương tự, dự báo về sản lượng ngô toàn cầu không thay đổi so với dự báo trước, đạt mức 1 192 triệu tấn, tăng 3% so với năm trước, tăng chủ yếu ở Mỹ và giảm ở EU do thời tiết khô hạn, năng suất giảm.
Dự báo sản lượng gạo thế giới năm 2021 đã được tăng thêm 617.000 tấn so với dự báo trước, lên 520 triệu tấn, tăng 1,3% so với mức cao kỷ lục năm 2020, tăng chủ yếu ở Ấn Độ, tuy nhiên sản lượng của Trung Quốc và Thái Lan cũng tăng do tình hình hạn hán và lũ lụt giảm.
Ngược lại, sản lượng gạo của Pakistan và Mali giảm do việc trồng trọt thiếu nước tưới, sản lượng tại Mỹ cũng giảm.
Tồn kho lúa mì toàn cầu được dự đoán sẽ giảm 0,9% (2,6 triệu tấn) so với đầu niên vụ xuống 284 triệu tấn, giảm chủ yếu ở Canada, Liên bang Nga và Mỹ do sản lượng dự đoán giảm.