Giá lúa gạo hôm nay
Tại An Giang, giá lúa OM 5451 hôm nay (26/8) tăng 200 đồng lên mức 5.000 - 5.300 đồng/kg và lúa OM 18 tăng 50 đồng lên 5.500 - 5.800 đồng/kg.
Giá lúa nếp vỏ tươi 3 tháng rưỡi bất ngờ giảm nhẹ 50.000 đồng, xuống còn 4.300 - 4.400 đồng/kg.
Các loại còn lại không có sự thay đổi như lúa IR 50404 giữ ở mức 4.700 - 5.000 đồng/kg, OM 9582 có giá 4.700 - 4.900 đồng/kg, lúa Đài thơm 8 ở mức 5.500 - 5.800 đồng/kg, lúa OM 6976 giá 5.000 - 5.200 đồng/kg.
Nàng hoa 9 giá 6.000 đồng/kg, lúa Nhật giá 7.500 - 7.600 đồng/kg; Nàng Nhen khô 11.500 - 12.000 đồng/kg.
Nếp tươi Long An duy trì giá 4.500 - 4.650 đồng/kg.
Tại Kiên Giang, giá lúa hạt dài bán tại ruộng 5.700 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg so với tuần trước. Lúa thường có giá 4.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.
Giá các loại gạo hôm nay có xu hướng tăng. Cụ thể, Gạo NL IR 504 tăng 50 đồng/kg lên mức 7.400 - 7.500 đồng/kg; Gạo TP IR tăng 100 đồng/kg lên mức 8.300 - 8.400 đồng/kg; Cám vàng 5.900 đồng/kg.
Giá các loại gạo tại An Giang tiếp tục đi ngang. Cụ thể, tại các chợ An Giang, gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; gạo nàng Nhen 20.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 16.000 - 18.000 đồng/kg; Jasmine 14.000 - 15.000 đồng/kg; Hương lài 17.000 đồng/kg; Sóc thường 14.000 đồng/kg, gạo Nhật 24.000 đồng/kg và nếp ruột 13.000 - 14.000 đồng/kg.
Sản lượng gạo vụ sớm của Trung Quốc tăng 2,7%
Thông tin từ Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS) cho biết sản lượng gạo vụ sớm năm nay của nước này đã tăng 2,7% nhờ năng suất tăng.
Theo đó, tổng sản lượng đạt đạt 28,02 triệu tấn, tăng 723.000 tấn so với cùng vụ năm 2020.
Theo NBS, mặc dù diện tích canh tác giảm nhẹ do hạn hán ở miền nam Trung Quốc và sự điều chỉnh cơ cấu cây trồng, nhưng năng suất lúa trên một đơn vị diện tích đã tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhờ vụ Hè bội thu và vụ sớm này tăng, dự kiến sản lượng ngũ cốc của Trung Quốc năm nay sẽ ổn định.
Đáng chú ý, gạo xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng rất mạnh, với mức tăng 595% về lượng và tăng 724% về kim ngạch, đạt hơn 66.000 tấn, tương đương 37 triệu USD.
Điều này trái ngược với năm 2018, 2019 khi kim ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc sụt giảm mạnh. Nguyên nhân khiến Trung Quốc tăng mua gạo từ Việt Nam sau 2 năm trầm lắng là do dự báo sản lượng gạo của Trung Quốc sẽ giảm mạnh.