Tại An Giang, giá lúa hôm nay tăng từ 50 – 100 đồng/kg. Giá OM 9582 điều chỉnh tăng 100 đồng/kg lên 4.700 - 4.900 đồng/kg.
Giá lúa nếp vỏ tươi 3 tháng rưỡi tăng 100 đồng, lên mức 4.300 - 4.450 đồng/kg, trong khi đó lúa IR 50404 bất ngờ tăng 200 đồng, lên mức 4.700 - 5.000 đồng/kg.
Tại Kiên Giang, giá lúa hạt dài bán tại ruộng 5.700 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg so với tuần trước. Vụ lúa Hè tỉnh Kiên Giang đã thu hoạch là 115.000 ha với sản lượng đạt hơn 650.000 tấn, sản lượng còn lại ước đạt gần 1,4 triệu tấn, tuy nhiên việc vận chuyển lúa gạo đang gặp khó khăn.
Tỉnh Kiên Giang đề xuất xem xét việc đăng ký cấp mã QR code cho phương tiện thương lái đi thu gom. Thống nhất mẫu giấy đi lại của nhân viên công ty, thương lái...
Các giống lúa khác giữ ổn định gồm: Nếp Long An (tươi) 4.500 - 4.650 đồng/kg; OM 9582 ở mức 4.700 - 4.900 đồng/kg; Lúa Đài thơm 8 giá 5.500 - 5.800 đồng/kg; Lúa OM 5451 giá 5.000 - 5.300 đồng/kg; Lúa OM 6976 giá 5.000 - 5.200 đồng/kg; Lúa OM 18 giá 5.500 - 5.800 đồng/kg; Nàng Hoa 9 giá 6.000 đồng/kg; Lúa Nhật giá 7.500 - 7.600 đồng/kg; Nàng nhen khô 11.500 - 12.000 đồng/kg.
Với các loại gạo vẫn chưa có sự thay đổi nào mới so với những ngày gần đây.
Cụ thể, tại các chợ An Giang, gạo thường 11.000 - 11.500 đồng/kg; gạo nàng Nhen 20.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 16.000 - 18.000 đồng/kg; Jasmine 14.000 - 15.000 đồng/kg; Hương lài 17.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; nàng Hoa 16.200 đồng/kg; Sóc thường 14.000 đồng/kg, gạo Nhật 24.000 đồng/kg và nếp ruột 13.000 - 14.000 đồng/kg; Cám 7.500 – 8.000 đồng/kg.
Cạnh tranh giữa Thái Lan và Việt Nam trên thị trường gạo Trung Quốc
Thái Lan và Việt Nam là các nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 và thứ 3 thế giới với kim ngạch xuất khẩu năm 2020 tương ứng là 3,69 tỷ USD và 3,12 tỷ USD, lần lượt chiếm 15,07% và 12,75% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của thế giới.
Việt Nam và Thái Lan cũng đang giữ vị trí số 1 và số 3 trong số các nước xuất khẩu gạo nhiều nhất sang thị trường Trung Quốc.
Gạo là loại lượng thực chính của hơn 3,5 tỉ người dân trên toàn thế giới, đặc biệt là ở châu Á, châu Mỹ Latin và một phần của châu Phi. Trong đó, Trung Quốc hiện đang là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, với kim ngạch nhập khẩu đạt 1,46 tỷ USD, chiếm 5,84% tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của toàn thế giới.
Với nhu cầu tiêu thụ gạo cao tại nước có dân số lớn nhất Thế Giới đã dẫn đến có sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Thái Lan và Việt Nam trên thị trường Trung Quốc. Số liệu thống kê cho thấy, Việt Nam có lợi thế hơn Thái Lan về kim ngạch, giá xuất khẩu và hệ số biểu thị lợi thế so sánh trên thị trường gạo Trung Quốc kể từ năm 2011. Tuy nhiên, lợi thế này của Việt Nam có xu hướng giảm dần so với Thái Lan trong những năm gần đây.