Giá cà phê trong nước hôm nay 21/11
Cập nhật bảng giá cà phê hôm nay 21/11 cho thấy, giá cà phê trong nước phiên sáng nay đảo chiều tăng 500 đồng/kg tại các địa phương.
Giá cà phê thấp nhất ở Lâm Đồng hiện được dao dịch ở mức 40.200 đồng/kg, cao nhất ở Đắk Lắk 41.000 đồng/kg.
Giá cà phê thế giới hôm nay 21/11
Giá cà phê thế giới giao dịch trái chiều nhau. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại sàn London giao tháng 1/2022 tăng lên mức 2.245 USD/tấn ghi nhận tăng 1,49% (tương đương 33 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 12/2021 tại sàn New York tăng lên mức 233,3 US cent/pound, tăng mạnh 1,90% (tương đương 4,35 US cent) tại thời điểm khảo sát.
Giá cà phê trên cả hai sàn quốc tế trở lại đà tăng ngay khi việc giao hàng chậm trễ từ các nhà sản xuất Nam Mỹ đã kích thích đầu cơ quay lại tăng mua.
Ngoài ra, việc giá cà phê tăng còn do giới đầu cơ đẩy giá mua ở các tháng gần cao hơn do lo ngại nguồn cung bị thiếu hụt, để bù đắp phần chi phí logistics quá cao hiện tại.
Tình trạng lạm phát cũng góp phần đẩy giá cà phê trong phiên này.
Thông tin thị trường cà phê mới nhất
Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc giảm từ 12,34% trong 9 tháng đầu năm 2020 xuống 11,94% trong 9 tháng đầu năm 2021.
Thị trường cà phê Trung Quốc có tính cạnh tranh cao. Do đó, để gia tăng thị phần tại Trung Quốc, ngành cà phê Việt Nam cần tích cực đổi mới mẫu mã, bao bì sản phẩm và nâng cao chất lượng…
Ghi nhận mới nhất, tại Brazil ước khoảng 3,7 triệu bao cà phê chưa thể giao được từ đầu năm đến nay vì vận chuyển chậm trễ và các vấn đề về lĩnh vực hậu cần.
Tính chung, thị trường Brazil có thể chậm giao khoảng 5 triệu bao đã hợp đồng bán trước cuối năm nay khi giá nội địa tăng cao khiến nhà nông không muốn giao hàng.
Hiện cà phê robusta đang lo thiếu hụt hàng phần lớn là do logicstic, nguồn hàng cách xa vùng tiêu thụ nên phụ thuộc nhiều vào giá cước vận tải.
Trong khi đó, với cà phê arabica, mối lo đến từ việc nhiều nước Nam Mỹ nguy cơ giao hàng không đúng hạn.
Hiện nỗi lo suy thoái kinh tế toàn cầu và bùng phát dịch bệnh covid-19 ở châu Âu đã khiến USD bật tăng và đẩy hầu hết các tiền tệ mới nổi vào thế bất lợi.