Giá cà phê hôm nay 19/2: Lao dốc giảm mạnh 

Giá cà phê trong nước ngày hôm nay 19/2/2022 đồng loạt đi ngang sau hai ngày tăng liên tiếp. Trên thị trường thế giới, giá cà phê robusta và arabica đồng loạt giảm mạnh. 

Giá cà phê trong nước hôm nay 19/2

Cập nhật bảng giá cà phê hôm nay 19/2 cho thấy, giá cà phê trong nước phiên sáng nay không biến động tại các tỉnh, thành. 

Giá cà phê thấp nhất ở Lâm Đồng hiện được dao dịch ở mức 41.200 đồng/kg, cao nhất ở Đắk Lắk 41.800 đồng/kg. 

Giá cà phê thế giới hôm nay 19/2

Giá cà phê thế giới giao dịch hôm nay giảm mạnh. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại sàn London giao tháng 3/2022 quay đầu giảm xuống mức 2.274 USD/tấn, giảm nhẹ 0,66% (tương đương 15 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 3/2022 tại sàn New York quay đầu giảm mạnh 244,95 US cent/pound, giảm mạnh 2,60% (tương đương 6,55 US cent) tại thời điểm khảo sát.

Giá cà phê Arabica đảo chiều giảm mạnh khi kỳ hạn tháng 5 bắt đầu trở thành tháng giao ngay. Phần lớn giới đầu cơ đang án binh để chờ đợi nghe ngóng thêm tin tức khiến khối lượng thương mại trên sàn New York giảm mạnh.

Giá cà phê Robusta giữ đà giảm nhẹ cho dù nguồn cung hứa hẹn sẽ rất dồi dào, nhất hai nhà sản xuất chính Brasil và Indonesia sắp bước vào thu hoạch vụ mới.

Giá cà phê hôm nay 19/2: Lao dốc giảm mạnh 
Giá cà phê hôm nay 19/2: Lao dốc giảm mạnh 

Thông tin thị trường cà phê mới nhất 19/2

USDX đảo chiều tăng trở lại, vàng tăng mạnh trong khi chứng khoán Mỹ lao dốc với các tin đồn căng thẳng giữa Nga – Ukraina vẫn còn nguy cơ bùng phát. Vào lúc này, các tài sản trú ẩn được giới đầu cơ lựa chọn để bảo toàn dòng vốn.

Theo các nhà quan sát, mức tiêu thụ cà phê sẽ gia tăng đáng kể sau đại dịch, hứa hẹn việc tiêu thụ cà phê toàn cầu sẽ góp phần xây dựng mặt bằng giá mới sau nhiều năm trì trệ.

Năm 2021, trị giá xuất khẩu cà phê chế biến của Việt Nam sang nhiều thị trường chính tăng so với năm 2020. Trong đó, điểm sáng là cà phê chế biến sang Indonesia tăng trưởng tới 114,9%, đạt 32,21 triệu USD.

Cà phê nằm trong nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, hiện đứng thứ 2 thế giới (chỉ sau Brazil). 

Cà phê của Việt Nam trong năm 2022 sẽ tiếp tục khả quan nhờ nguồn cung dồi dào, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) tạo lợi thế cạnh tranh cho cà phê Việt Nam và giá xuất khẩu nhiều khả năng duy trì ở mức cao.

Tại Hàn Quốc, nhu cầu tiêu thụ cà phê dự kiến sẽ tăng. Xu hướng tiêu dùng cà phê tại nhà hoặc nơi làm việc ngày càng tăng đã thúc đẩy thị trường phát triển.

Do đó, Hàn Quốc tăng nhập khẩu cà phê nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và ngành công nghiệp chế biến.

Đánh giá:  
 Chưa có bình chọn nào

Ẩm thực

Nổi bật