Giá cà phê trong nước hôm nay 16/9
Ngày hôm nay 16/9 giá cà phê trong nước tiếp tục tăng nhẹ 100 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua. Giá cà phê hôm nay tại Gia Lai và Đắk Nông cao nhất với 39.700 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 16/9 tại các tỉnh thành cụ thể như sau:
Giá cà phê thế giới hôm nay 16/9
Bảng giá cà phê giao dịch trên cả hai sàn đều tràn ngập màu xanh.
Ghi nhận của TG&VN trước phiên đóng cửa giao dịch gần nhất, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London bật tăng mạnh sau những phiên điều chỉnh nhẹ. Giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 11/2021 tăng mạnh 19 USD (0,92%), giao dịch tại 2.082 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 1/2022 cũng tăng 21 USD (1,03%), lên 2.068 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng nhẹ so với hôm trước.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York đảo chiều tăng. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 tăng 1,90 Cent (1,02%), giao dịch tại 187,35 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022 cũng tăng 1,95 Cent (1,04%), lên 190,35 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh ở kỳ hạn tháng 12.
Thông tin thị trường cà phê
Đồng Real quay đầu giảm đưa tỷ giá xuống ở mức 1 USD = 5,2580 Real, do chứng khoán Brazil sụt giảm trước khả năng Copom sẽ nâng lãi suất cơ bản đồng Real lên thêm tại phiên họp chính sách tiền tệ sắp tới.
Trong khi dữ liệu kinh tế Mỹ có sự tiến bộ khả quan, nhất là chỉ số CPI, chỉ số tiêu dùng và lo ngại lạm phát đã giúp Chỉ số USD mạnh trở lại.
Giá cà phê tăng là do nguồn cung bị hạn chế tại các quốc gia xuất khẩu chủ lực vì ảnh hưởng của dịch bệnh. Cùng với đó, giá cước phí vận tải biển cao cũng khiến cho giá cà phê được đẩy lên cao hơn.
Dự báo, giá cà phê sẽ tiếp tục tăng chậm trong thời gian tới.
Báo cáo của ICO cũng cho thấy, tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 7/2021 đạt 10,7 triệu bao, tăng 1,7% so với 10,5 triệu bao của tháng 7/2020. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn 4,4% so với 11,9 triệu bao của tháng 7/2019, thời điểm trước đại dịch.
Xuất khẩu cà phê xanh trong tháng 7/2021 tăng 3,3% so với tháng trước lên 9,7 triệu bao nhờ vào mức tăng xuất khẩu của nhóm cà phê arabica Colombia, arabica khác và robusta bù đắp cho sự suy giảm của cà phê tự nhiên Brazil.
Cà phê nhân xanh chiếm 91,2% tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 7/2021, tăng so với tỷ trọng 89,8% của tháng 7/2020.
Bên cạnh đó, xuất khẩu cà phê rang xay cũng tăng khá mạnh 18,3% so với tháng trước lên 64.000 bao trong tháng 7. Ngược lại, xuất khẩu cà phê hòa tan giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 870.000 bao.
Tính chung 10 tháng đầu niên vụ 2020-2021 (tháng 10 năm 2020 đến tháng 7 năm 2021) xuất khẩu cà phê toàn cầu đạt 108,96 triệu bao, tăng 2,2% so với 106,63 triệu bao cùng kỳ niên vụ 2019-2020.
Trong đó, xuất khẩu cà phê arabica trong 10 tháng đầu niên vụ 2020-2021 tăng 6,1% lên 69,7 triệu bao, trong khi xuất khẩu cà phê robusta giảm 4,2% xuống 39,3 triệu bao.
Xét theo khu vực, xuất khẩu cà phê của khu vực châu Phi trong 10 tháng đầu niên vụ 2020-2021 đạt 11,5 triệu bao, giảm nhẹ 0,3% so với cùng kỳ niên vụ trước. Trong khu vực này, xuất khẩu tăng ở Uganda (20,5%), Tanzania (22,7%) và Kenya (11,6%) và giảm 15,9% và 48,1% ở Ethiopia và Bờ Biển Ngà.
Từ tháng 10/2020 đến tháng 7/2021, xuất khẩu cà phê của khu vực châu Á và châu Đại Dương đạt 32,4 triệu bao, giảm 5,2% so với cùng kỳ niên vụ trước. Theo đó, xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm 9,8%, trong khi Ấn Độ và Indonesia tăng 4,5% và 4,9%. Các biện pháp ngăn chặn đại dịch COVID-19 gần đây dự kiến sẽ khiến sản xuất và xuất khẩu của của Việt Nam chậm lại.
Xuất khẩu của khu vực Trung Mỹ và Mexico trong 10 tháng đầu niên vụ cà phê 2020-2021 tăng 1,4% so với cùng kỳ niên vụ trước lên 14,6 triệu bao. Trong đó, xuất khẩu giảm 7,8% tại Nicaragua nhưng tăng lần lượt 7,5%, 5,3% và 2,5% ở Mexico, Guatemala và Costa Rica. Ngoài ra, Honduras cũng ghi nhận mức tăng nhẹ 0,7%.
Còn tại khu vực Nam Mỹ, xuất khẩu cà phê của khu vực này tăng 8,3% từ 46,6 triệu bao của cùng kỳ niên vụ trước lên 50,5 triệu bao trong 10 tháng đầu niên vụ 2020-2021. Trong khu vực này, xuất khẩu của Brazil tăng 12,1% lên 37,2 triệu bao, trong khi Colombia ghi nhận mức giảm 0,4%.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế cho biết, 6 tháng đầu năm 2021, Hàn Quốc tăng nhập khẩu cà phê từ hầu hết các thị trường cung cấp chính.
Cùng với đó, nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc từ Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt xấp xỉ 19,5 nghìn tấn, trị giá 30,82 triệu USD, tăng 12,8% về lượng và tăng 5,2% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2020. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc tăng nhẹ từ 20,35% trong 6 tháng đầu năm 2020 lên 20,56% trong 6 tháng đầu năm 2021.
Làn sóng Covid-19 lần thứ 4 vẫn diễn biến phức tạp tại Hàn Quốc, tuy nhiên nhu cầu tiêu thụ cà phê của nước này không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nâng triển vọng tăng trưởng của Hàn Quốc lên 4,3% trong năm nay và 3,4% trong năm 2022, cao hơn mức 3,6% và 2,8% ước tính hồi tháng 4/2021, bất chấp những lo ngại về tác động của làn sóng lây nhiễm thứ 4. Do đó, nhu cầu nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc dự kiến sẽ tiếp tục xu hướng tăng và xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Hàn Quốc được dự báo sẽ có cơ hội tăng trưởng trong thời gian tới.