Bưởi da xanh có vỏ ngoài xanh bóng đẹp, ruột màu đỏ bắt mắt và vị ngọt thanh ngon miệng nên bưởi da xanh được đông đảo người tiêu dùng yêu thích để ăn hoặc cúng kiến trong các diệp lễ lộc.
Những năm gần đây, bưởi da xanh là loại cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao cho một số địa phương như Đồng Nai, Khánh Hòa, Bến Tre. Ngoài phục vụ nhu cầu của thị trường nội địa và xuất khẩu.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên từ đầu năm đến nay, bưởi da xanh liên tục rớt giá chưa từng có, khiến nhiều hộ gia đình đứng ngồi không yên.
Một hộ trồng bưởi tại huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) cho biết, mọi năm dịp Trung thu, bưởi thường bán được giá cao hơn các tháng khác trong năm vì nhu cầu mua bưởi làm quà biếu tăng cao. Tuy nhiên, năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến nguồn tiêu thụ giảm mạnh, Trung thu đã qua được nửa tháng nhưng số lượng bưởi trong vườn vẫn không có người thu mua mặc dù giá rớt đến 70%.
Bưởi rớt giá nhưng phân bón, thuốc trừ sâu lại tăng mạnh, tiền thuê đất trồng bưởi, công sức chăm bẵm cả năm trời, khiến người hộ dân chỉ biết khóc ròng, mất ăn mất ngủ.
Trong khi đó, tại huyện Trảng Bom (Đồng Nai) hàng chục tấn bưởi tồn đọng tại vườn, giá bưởi xuống thấp chưa từng có, chỉ còn 7-8.000 đồng/kg bưởi xô, người dân đành ngậm ngùi bán để hi vọng hoàn vốn được phần nào.
Nhiều chủ vườn vì bưởi đã quá lứa, đành hái xuống đem cho hoặc ra các chợ để bán cho người dân địa phương nhưng số lượng không nhiều.
Theo đó, nhận thấy giá trị của cây bưởi da xanh mang lại, những năm gần đây, không chỉ các tỉnh miền Đông Nam bộ mà nông dân ở khắp các tỉnh đổ xô đi trồng bưởi da xanh. Diện tích tăng nhanh nhưng bưởi da xanh lại chỉ tiêu thụ trái tươi mà chưa đưa vào chế biến, xuất khẩu nên giá bưởi ngày càng giảm.
Đồng thời, 2 năm gần đây, do ảnh hưởng của Covid-19, nhiều địa phương siết chặt các biện pháp phòng chống dịch, thực hiện giãn cách xã hội nên việc vận chuyển, khiến giá bưởi lại lao dốc khó tiêu thụ hơn.