Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Vu Lan
Với những người theo đạo phật, ngày lễ Vu Lan là ngày đặc biệt quan trọng. Có thể nói đây là ngày lễ có sức sống văn hóa trường tồn qua hàng nghìn năm. Ngày này từ lâu đã trở thành ngày lễ thể hiện rõ nét truyền thống đạo lý của dân tộc ta. Đây là dịp để những người con thể hiện lòng biết ơn đến bậc sinh thành.
Theo ghi chép trước đây, lễ Vu Lan bắt nguồn từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đã cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ. Chính vì vậy, hàng năm Vu Lan trở thành dịp để nhớ ơn công lao của tổ tiên, ông bà cha mẹ. Mỗi người con phải nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ mà làm tròn chữ hiếu.
Khi Phật Giáo truyền vào nước ta, cứ đến ngày Rằm tháng 7 âm lịch hằng năm là ngày lễ Vu Lan truyền thống. Trải qua hàng nghìn năm nhưng ý nghĩa của Vu Lan báo hiếu không hề thay đổi. Trong ngày này, các gia đình thường chuẩn bị mâm cúng ngày lễ Vu Lan để tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên.
Mâm cúng ngày lễ Vu Lan gồm những gì?
Mâm cúng lễ Vu Lan có thể được chuẩn bị tại nhà tùy theo điều kiện của từng gia đình. Trước khi bắt tay vào làm cần tìm hiểu kỹ thông tin về ngày lễ này.
Việc chuẩn bị mâm cúng đầy đủ, thịnh soạn là một trong những hành động thể hiện sự tôn kính đến các bậc sinh thành. Mâm cúng không quan trọng phải là “mâm cao, cỗ đầy”, quan trọng nhất là ở cái tâm, là lòng thành của người chuẩn bị.
Trong ngày này mọi người có thể chuẩn bị những thứ cơ bản trong mâm cúng như: Cháo loãng, cơm trắng, gạo, muối, xôi, chè, hoa quả, bánh kẹo, trầu cau, hương hoa, đồ mã, mâm cúng sinh. Mỗi gia đình có cách chuẩn bị mâm cúng khác nhau nhưng những thứ cơ bản nên có.
Mâm lễ cúng Phật
Đầu tiên hãy làm một mâm cơm chay hay mâm ngũ quả để cúng Phật. Các món ăn chay có thể là xôi chè, các loại bánh chay như bánh trôi. Với mâm ngũ quả cần chọn 5 loại quả và sắp xếp chúng đẹp mắt.
Mâm cúng gia tiên
Mâm cúng này thường có gà luộc, xôi, chè, trái cây, rượu, hoa tươi,... Có thể thêm các món ăn khác như giò lụa, chả cuốn. Trên đó có thể chuẩn bị món mặn hoặc món chay tùy theo phong tục của từng gia đình. Không được quên tiền vàng và một số món đồ mã làm cho người cõi Âm như quần áo, giày dép, đồ dùng cá nhân,...
Mâm cúng chúng sinh
Thường cúng ngoài trời, cần chuẩn bị muối gạo, cháo trắng, hoa quả, các loại bánh kẹo, bỏng ngô, tiền vào, mía, ngô khoai luộc,... Lưu ý không nên cúng chung ở bàn thờ gia tiên. Tùy theo phong tục tập quán của từng vùng miền mà cách chuẩn bị sẽ có một số điểm khác nhau.
Lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng lễ Vu Lan
Tháng 7 Âm lịch nhiều người vẫn nói đây là tháng Cô hồn, nên tránh làm việc lớn vì có thể gặp xui xẻo. Thế nhưng theo Phật Giáo, ngày lễ Vu Lan là dịp để những người con thể hiện lòng biết ơn, chữ hiếu đến với bậc sinh thành. Bạn và gia đình có thể chuẩn bị mâm cúng ngày lễ Vu Lan tùy theo phong tục của từng vùng miền.
Hãy nhớ chuẩn bị mọi thứ đầy đủ, tươm tất với tất cả tấm lòng thành của bị. Khi chọn lễ vật trên mâm cúng cần chọn những thứ có hình thức đẹp. Bày biện đẹp mắt và quan trọng nhất là phải làm bằng cái tâm của mình. Mâm cúng trong lễ Vu Lan có mâm cúng Phật, cúng tổ tiên và cúng chúng sinh. Mỗi loại đều có những quy định riêng nên hãy tìm hiểu kỹ.
Nên tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm trước khi chuẩn bị mâm cúng trong ngày Vu Lan báo hiếu. Đây là những vấn đề quan trọng cần nhớ khi làm lễ cúng trong ngày rằm tháng 7.
Tham khảo một số bài văn khấn trong lễ Vu Lan
Sau khi chuẩn bị mâm cúng đầy đủ, tươm tất, gia chủ nên chuẩn bị bài văn khấn để cúng tại nhà. Trong tâm thức của người Việt thì đây là ngày lễ rất quan trọng. Mọi thứ phải được chuẩn bị một cách chu đáo với lòng thành kính của gia chủ. Các bài văn khấn trong lễ Vu Lan bạn nên tìm hiểu trước.
Có thể tìm trong sách những bài văn khấn được soạn sẵn. Trong dịp lễ Vu Lan bạn có thể phóng sinh các loại chim, cá. Đây là hành động hướng đến cái thiện nên được rất nhiều người tâm đắc.
Lễ cúng Vu Lan nên được thực hiện từ ngày mùng 10 âm lịch cho đến trước ngày rằm tháng 7. Đây là dịp để các con, cháu tưởng nhớ đến ơn dưỡng dục của ông bà, cha mẹ. Mong rằng những thông tin trên đây sẽ hữu ích với bạn.