Thị trường xăng dầu hôm nay tiếp tục tăng mạnh. Thông tin về giá xăng dầu Thế giới và Việt Nam cụ thể như sau:
Giá xăng dầu thế giới tăng mạnh
Giá xăng dầu ngày 16/9, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm nhẹ 0,04% xuống mức 72,58 USD/thùng vào lúc 7h30 (giờ Việt Nam). Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 11 cũng tăng nhẹ 0,07% lên mức 75,50 USD/thùng.
Tony Headrick, nhà phân tích thị trường năng lượng tại CHS Hedging, cho biết cơn bão nhiệt đới vừa đi qua đã làm chậm lại những nỗ lực khắc phục hậu quả từ cơn bão Ida và thị trường sẽ tiếp tục được chứng kiến những ảnh hưởng từ bão Ida trong một vài báo cáo tiếp theo.
Bão nhiệt đới Nicholas di chuyển chậm qua Bờ Vịnh hôm 14/9, khiến hàng trăm nghìn ngôi nhà và cơ sở kinh doanh mất điện, mặc dù các nhà máy lọc dầu ở Texas vẫn hoạt động bình thường.
Thiệt hại từ cơn bão xảy ra hai tuần sau khi bão Ida khiến một lượng lớn công suất lọc dầu tại Bờ Vịnh phải dừng hoạt động.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết tồn kho dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2019 trong tuần trước, kéo dài đà giảm sau khi cơn bão Ida ập đến vào cuối tháng 8 khiến nhiều nhà máy lọc dầu đóng cửa và dừng khai thác ngoài khơi.
Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent tăng 2,5%, lên 75,46 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 3,1% lên 72,61 USD/thùng. Đầu phiên giao dịch, giá Brent chạm 76,13 USD/thùng, mức giá cao nhất kể từ cuối tháng 7.
Tuần trước, dự trữ dầu thô và sản phẩm chưng cất của Mỹ đã giảm nhiều hơn dự kiến của các nhà phân tích, trong khi dự trữ xăng cũng giảm, nhưng giảm ít hơn dự đoán của các chuyên gia.
Theo Tamas Varga, nhà phân tích dầu tại công ty môi giới PVM Oil Associates, mùa bão năm nay có tác động lớn hơn và lâu dài hơn đến sự cân bằng của thị trường dầu toàn cầu so với những năm trước.
OECD Châu Âu: Nhu cầu dầu tăng mạnh 1,8 triệu thùng/ngày trong tháng 5/2021 so với tháng 5/2020, sau khi tăng 1,9 triệu thùng/ngày trong tháng liền kề trước đó. Nhu cầu dầu mỏ tăng chủ yếu là dầu diesel ô tô và xăng, do các biện pháp hạn chế được dỡ bỏ, tỷ lệ tiêm vaccine tăng và các ca nhiễm Covid-19 giảm.
Nhu cầu xăng dầu tăng trưởng trong quý II/2021, tuy nhiên vẫn chưa hồi phục so với mức trước dịch Covid-19.
Việc triển khai vắc xin sẽ thúc đẩy sự phục hồi, sau khi nhu cầu thế giới giảm ba tháng liên tiếp do sự lây lan của biến thể Delta và các hạn chế nhằm ngăn chặn đại dịch được gia hạn.
Hiện tại, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đối mặt với một cơn sốt giá hàng hóa, không chỉ đối với dầu thô mà còn cả than đá, khí đốt và kim loại công nghiệp. Lạm phát của nước này cũng đang gia tăng nhanh chóng.
Ngoài ra, Cơ quan Dự trữ Chiến lược và Thực phẩm Quốc gia Trung Quốc (NFSRA) thông báo vào ngày 24/9 tới, chính phủ sẽ thực hiện đợt bán đấu giá dầu thô đầu tiên trong lịch sử để hạ nhiệt giá năng lượng.
Sau tuyên bố của NFSRA, giá dầu đã quay đầu giảm nhưng hiện đã phục hồi về gần 74 USD/thùng, Bloomberg ghi nhận. Đáng chú ý, khối lượng dầu thô mà Trung Quốc sắp xả kho thấp hơn nhiều so với con số mà họ thường nhập khẩu trong một ngày.
Tuần trước, NFSRA cho biết họ sẽ sử dụng nguồn dự trữ dầu thô khổng lồ của Trung Quốc để "giảm bớt áp lực cho doanh nghiệp và người tiêu dùng sau khi giá nguyên liệu thô tăng vọt".
Giá xăng dầu trong nước tăng trở lại vượt 20.000 đồng/lít
Chiều 10/9, liên Bộ Tài chính - Công Thương quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ 15 ngày/lần.
Theo đó, xăng E5 RON 92 tăng 252 đồng/lít, mức giá bán lẻ tối đa với xăng E5 RON 92 là 20.143 đồng/lít. Giá xăng RON 95 được điều chỉnh tăng 266 đồng/lít, giá bán lẻ tối đa là 21.397 đồng/lít.
Như vậy, giá các mặt hàng xăng trong nước đã tăng trở lại sau 3 kỳ chỉ giảm hoặc giữ nguyên. Tính từ ngày 11/11/2020, giá các mặt hàng xăng trong nước đã tăng tới 14 lần, giảm 3 lần và giữ nguyên giá 3 lần, với xăng E5 RON 92 tăng tổng cộng 6.258 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 6.696 đồng/lít.