Thanh long Bình Thuận được bảo hộ tại Nhật Bản, cơ hội mới cho xuất khẩu

Cũng giống như vải thiều Lục Ngạn, Thanh long Bình Thuận được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm này ở các thị trường khác nhau.

Sau hơn 3 năm nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) vừa chính thức cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với thanh long Bình Thuận của Việt Nam.

Đây là lần đầu tiên thanh long Bình Thuận được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, và là sản phẩm nông sản thứ 2 của Việt Nam (sau vải thiều Lục Ngạn) được Nhật Bản cấp bằng chỉ dẫn địa lý. 

Đăng ký chỉ dẫn địa lý có thể ví như "giấy thông hành" để vào thị trường Nhật Bản nói riêng cũng như thế giới nói chung. 

Điều vui mừng hơn là việc được cấp đăng ký chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa khẳng định uy tín thanh long Bình Thuận vào thị trường Nhật Bản, mở ra nhiều cơ hội mới cho việc xuất khẩu, tiêu thụ thanh long ở nhiều thị trường khác nhau, nhất là tại các thị trường khó tính (châu Âu, Hàn Quốc, New Zealand,…).

Nhật Bản vốn là một thị trường “khó tính” do đó hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về sửa đổi hồ sơ cho phù hợp với yêu cầu phía Nhật Bản như lược bỏ đặc tính không cần thiết của quả thanh long, bổ sung tài liệu chứng minh danh tiếng sản phẩm, chứng minh đặc tính và thực tế sản xuất sản phẩm 25 năm…

Thanh long Bình Thuận được bảo hộ tại Nhật Bản, cơ hội mới cho xuất khẩu
Thanh long Bình Thuận được bảo hộ tại Nhật Bản, cơ hội mới cho xuất khẩu

Giống như vải thiều Lục Ngạn, Cục Sở hữu trí tuệ đã nỗ lực để góp phần đem lại thành công cho việc đăng ký chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận ở Nhật Bản. 

Việc sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Nhật Bản sẽ được người tiêu dùng ở đó tin tưởng gần như tuyệt đối và có giá bán cao hơn nhiều so với sản phẩm không được bảo hộ tại Nhật Bản. 

Đánh giá:  
 Chưa có bình chọn nào

Ẩm thực

Nổi bật