Giá tiêu trong nước hôm nay 7/1
Giá tiêu hôm nay ghi nhận giảm 500 đồng/kg tại một số tỉnh, thành trên cả nước.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phiên sáng nay ghi nhận giảm xuống mức giá 81.000 đồng/kg, sau khi mất 500 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu ghi nhận giảm 500 đồng/kg tại tỉnh Bình Phước, hiện dao dịch ở ngưỡng 80.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đi ngang, hiện các thương lái đang thu mua tiêu dao động mức 79.000 đồng/kg.
Tại các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông ổn định, hồ tiêu được các thương lái hiện thu mua ở mức 80.000 đồng/kg.
Tại Đồng Nai giá tiêu hiện dao dịch ở ngưỡng 79.500 đồng/kg.
Đây là phiên giảm thứ hai của giá tiêu nội địa trong những ngày đầu tiên của năm mới 2022. Trong khi đó giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam vẫn được giữ ổn định từ sau lễ Giáng sinh tới nay.
Theo thống kê, trong tháng 12/2021 Việt Nam xuất khẩu được 15.170 tấn, thu về 71,6 triệu USD.
Tính chung cả năm 2021, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt 3.593 USD/ tấn, tăng 55,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Ngành hạt tiêu thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm cho ngành mỹ phẩm. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, các chuyên gia khuyến cáo người dân hạn chế trồng tiêu với số lượng lớn.
Dịch Covid-19 còn khiến nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu sử dụng làm gia vị cho các món ăn tại nhà hàng, khách sạn giảm.
Giá tiêu thế giới hôm nay 7/1
Dự báo năm 2022, giá hạt tiêu thế giới sẽ tiếp tục được hỗ trợ do nguồn cung khan hiếm do tình trạng mất mùa tại các nước sản xuất chính.
Hiệp hội Hạt tiêu thế giới (IPC) cho biết, Brazil hiện là quốc gia duy nhất có nguồn cung tăng do vụ thu hoạch ở phía Bắc của nước này, trong khi các quốc gia khác đều khan hàng.
Nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu tại Ấn Độ cải thiện khi nền kinh tế mở cửa trở lại sau một thời gian dài bị tác động bởi đại dịch COVID-19.
Giá hạt tiêu tăng mạnh thời gian qua đã dẫn đến việc nông dân và các đại lý ở các thị trường sơ cấp giữ hàng không bán với hi vọng giá sẽ tăng thêm. Do đó, nguồn cung trên thị trường đã bị ảnh hưởng.
Năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam có sự chuyển dịch về cơ cấu thị trường. Tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng sang các thị trường Mỹ, EU, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Pakistan tăng, trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, ASEAN giảm mạnh.