Giá cà phê trong nước hôm nay 7/4
Cập nhật bảng giá cà phê hôm nay 7/4 cho thấy, giá cà phê trong nước phiên sáng nay giảm mạnh 200 đồng/kg tại hầu hết các tỉnh, thành.
Giá cà phê thấp nhất ở Lâm Đồng hiện được dao dịch ở mức 40.600 đồng/kg, cao nhất ở Đắk Lắk 41.200 đồng/kg.
Giá cà phê thế giới hôm nay 7/4
Giá cà phê thế giới giao dịch hôm nay giảm mạnh. Theo ghi nhận Food News giá cà phê trực tuyến robusta tại sàn London giao tháng 5/2022 giảm mạnh xuống mức 2.093 USD/tấn, giảm mạnh 1,13% (tương đương 24 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 5/2022 tại sàn New York tiếp đà giảm mạnh xuống mức 228,05 US cent/pound, giảm mạnh 1,41% (tương đương 3,25 US cent) tại thời điểm khảo sát.
Thông tin thị trường cà phê mới nhất 7/4
Dự báo thị trường cà phê toàn cầu sẽ tiếp tục chịu sức ép trong tháng 4/2022. Dòng vốn đầu cơ chảy mạnh vào dầu thô do căng thẳng địa chính trị chưa có dấu hiệu lắng dịu.
Nhiều dự báo cho rằng sản lượng cà phê arabica của Brazil trong niên vụ mới 2022 - 2023 sẽ tăng 31,8% lên 41,1 triệu bao. Trong khi đó, người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm chi tiêu do lạm phát tăng cao, kinh tế khó khăn.
Tâm điểm chú ý của các thị trường nói chung vào lúc này là vấn đề nâng lãi suất cơ bản USD. Vấn đề nâng lãi suất cơ bản USD của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) tại phiên họp chính sách tháng 5 đã được thị trường làm nóng lên.
Thị trường suy đoán khả năng USDX vượt qua mốc 100, khiến thế giới có thể phải đối diện với áp lực lạm phát gia tăng là điều khó tránh khỏi…
Tính chung quý I/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 541 nghìn tấn, trị giá xấp xỉ 1,22 tỷ USD, tăng 19,4% về lượng và tăng 50,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu cà phê robusta sang các thị trường chính tăng như Đức, Bỉ, Anh, Nhật Bản, Nga, Tây Ban Nha và Philippines. Ngược lại, xuất khẩu cà phê robusta sang các thị trường Italia và Mỹ giảm.
Theo dự đoán giá cà phê toàn cầu trong tháng 4/2022 có thể chịu nhiều sức ép từ căng thẳng địa chính trị và nguồn cung bổ sung từ Brazil.
Ngoài ra vấn đề logistics toàn cầu vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể và chiến sự Đông Âu đã làm căng thẳng thương mại thế giới gia tăng.
Cước tàu biển thời gian trước mắt và đường dài, ít nhất trong vòng vài ba năm nữa, chưa chắc đã giảm dù khủng hoảng logistics có được giải quyết xong hay không, đây là nhận định của các chuyên gia kinh tế.
Thật ra, đấy cũng là điều hợp lý vì nền giá hàng hóa thương phẩm đều tăng trên sàn thuộc các nhóm hàng năng lượng, kim loại và nhất là nông sản (ngũ cốc).