Cập nhật giá cà phê trong nước hôm nay 24/8
Giá cà phê trong nước hôm nay tại một số địa phương trọng điểm không có sự điều chỉnh so với phiên hôm qua 23/8.
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, giá cà phê ở Cư M'gar là 38.500đ/kg, ở Buôn Hồ và Ea H'leo là 38.300đ/kg.
Giá cà phê hôm nay 24/8 tại Bảo Lộc, Lâm Hà (Lâm Đồng) là 37.400đ/kg. Tại Di Linh (Lâm Đồng) hiện đang thu mua cà phê với giá 37.300đ/kg.
Tại Đắk Hà (Kon Tum) thì giá cà phê hôm nay là 38.100đ/kg.
Trong khi đó, giá cà phê hôm nay tại Pleiku, Ia Grai (Gia Lai) là 38.200đ/kg, Chư Prông (Gia Lai) là 38.100đ/kg.
Giá cà phê ở Đắk R'lấp (Đắk Nông) là 38.100đ/kg. Tại thị xã Gia Nghĩa thì thu mua cà phê với giá 38.200đ/kg.
Tại TP.HCM, giá cà phê được giao dịch ở mức 39.600đ/kg.
Cập nhật giá cà phê thế giới hôm nay 24/8
Ghi nhận trước phiên đóng cửa, giá cà phê trên cả hai sàn tiếp tục xu hướng tăng. Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 9 tăng 32 USD (1,69%), giao dịch tại 1.894 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 11 cũng tăng 28 USD (1,47%), lên 1.910 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình thấp.
Cùng thời điểm, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tiếp tục nhích nhẹ. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 tăng 0,2 Cent (0,11 %), giao dịch tại 181,7 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022 cũng tăng 0,05 Cent (0,03%), lên 184,3 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình thấp.
Trong báo cáo tháng 7, Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) ước tính tổng sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ cà phê 2020 - 2021 đạt 169,6 triệu bao (60kg/bao), tăng nhẹ 0,4% so với 169 triệu bao của niên vụ trước. Trong đó, sản lượng cà phê arabica dự kiến tăng 2,3% lên 99,2 triệu bao. Ngược lại, sản lượng cà phê robusta giảm 2,1% xuống còn 70,4 triệu bao.
Thông tin thị trường cà phê
Có rất nhiều lý do khiến cho giá cà phê tăng phi mã như: Brazil mất mùa cà phê, Colombia biến động chính trị, Việt Nam và Indonesia đối phó dịch bệnh,... Theo tờ Delo, Brazil là quốc gia sản xuất cà phê đứng đầu thế giới, năm nay mất tới 1/3 sản lượng do thiên tai.
Tờ Svenska Dagbladet ra tại Thụy Điển dẫn lời Giám đốc một công ty môi giới cà phê tại Mỹ, ông này nói rằng: "Trong suốt sự nghiệp của mình chưa khi nào thấy kịch tính như lúc này". Hạn hán ở Brazil vẫn tiếp tục và sẽ còn tác động đến cả vụ sau.
Lý do thứ hai là một số khó khăn từ Việt Nam và Indonesia, hai quốc gia sản xuất cà phê đứng thứ 2 và thứ 4 thế giới. Xuất khẩu không chỉ bị chậm lại do tắc nghẽn vận chuyển, vấn đề thiếu container rỗng mãi vẫn chưa được giải quyết được. Dịch bệnh Covid-19 lan rộng tại châu Á buộc các nước trồng cà phê phải hạn chế di chuyển, phong tỏa, cách ly, đang tạo ra vô vàn vấn đề trong thu hái, chế biến, vận chuyển, bốc xếp,…
Cùng với đó, nông dân Việt nam và Indonesia vẫn bị hạn chế đi lại trong lúc sắp đến vụ thu hoạch quả cà phê tươi, nguy cơ ảnh hưởng cả tới dây chuyền chế biến từ nay cho đến mùa Hè năm sau.
Thiếu hụt nguồn nguyên liệu lại diễn ra đúng vào lúc nhu cầu tiêu thụ cà phê tăng rất mạnh, ước tính cao hơn năm 2020 tới gần 10%.