Giá cà phê trong nước hôm nay 22/1
Cập nhật bảng giá cà phê hôm nay 22/1 cho thấy, giá cà phê trong nước phiên sáng nay đi ngang tại các tỉnh, thành.
Giá cà phê thấp nhất ở Lâm Đồng hiện được dao dịch ở mức 39.400 đồng/kg, cao nhất ở Đắk Lắk 40.200 đồng/kg.
Giá cà phê thế giới hôm nay 22/1
Giá cà phê thế giới giao dịch hôm nay giảm mạnh. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại sàn London giao tháng 3/2022 giảm xuống 2.213 USD/tấn, giảm nhẹ 0,63% (tương đương 14 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 3/2022 tại sàn New York giảm mạnh xuống mức 238,10 US cent/pound, giảm mạnh 2,28% (tương đương 5,55 US cent) tại thời điểm khảo sát.
Tuy cùng xu hướng giảm ngay từ đầu phiên nhưng giá cà phê Robusta tại London đã có sự hồi phục nhẹ vào cuối phiên nhằm thu hút nguồn cung vụ mới của Việt Nam khi có tin đồn nhà nông không muốn bán cà phê ra ở mức giá hiện hành.
Thông tin thị trường cà phê mới nhất 22/1
Thị trường hàng hóa thế giới chịu sự tác động mạnh khi Trung Quốc công bố cắt giảm lãi suất cơ bản Nhân Dân tệ. Điều này đã khiến giá cả các loại hàng hóa nói chung trở nên đắt đỏ và thị trường bị giảm sức mua do Trung Quốc là nhà tiêu thụ số 1 thế giới.
Áp lực từ việc Fed – Mỹ sẽ cắt giảm kích thích kinh tế và tăng lãi suất cơ bản USD vẫn đè nặng lên thị trường hàng hóa thế giới khiến các nhà đầu tư cân nhắc thận trọng hơn trước phiên họp chính sách đầu tiên của năm 2022.
Mỹ sẽ là nhà nhập khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới với lượng nhập khẩu dự kiến tăng 700.000 bao lên 25 triệu bao trong niên vụ 2021-2022.
Một thông tin tích cực cho ngành hàng cà phê là các quán ăn, nhà hàng, tiệm cà phê trên khắp các nước đã đông khách hơn từ sau Tết Dương lịch 2022. Cho thấy nguồn cung được nối lại là tín hiệu vui cho cà phê.
Năm 2022, thương mại cà phê Việt Nam - Đức được dự báo sẽ diễn ra sôi động trở lại. Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) sẽ giúp ngành hàng cà phê Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Đức.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam cần nắm bắt thị hiếu tiêu dùng cà phê của Đức để nâng cao được giá trị và gia tăng thị phần.
Có vẻ như biến thể Omicron không nguy hiễm như nhiều quốc gia đã phản ứng, hàng quán mở cửa “bình thường”, sức tiêu thụ sẽ sớm trở lại cũng hỗ trợ giá cà phê Robusta.
Diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 là nguyên nhân khiến hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang Đức gặp nhiều khó khăn.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng cà phê thế giới trong niên vụ 2021/22 giảm, chủ yếu do cây cà phê arabica tại Brazil bước vào chu kỳ năng suất thấp hai năm một lần và ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết bất lợi.