Giá cà phê trong nước hôm nay 13/1
Cập nhật bảng giá cà phê hôm nay 13/1 cho thấy, giá cà phê trong nước phiên sáng nay quay đầu tăng nhẹ 100 đồng/kg tại các tỉnh, thành.
Giá cà phê thấp nhất ở Lâm Đồng hiện được dao dịch ở mức 39.300 đồng/kg, cao nhất ở Đắk Lắk 40.100 đồng/kg.
Hàng vụ mới dồi dào cùng thời tiết kỳ thu hoạch khá thuận lợi trước thềm năm mới. Tuy nhiên người mua và các nhà nhập khẩu vẫn chần chừ chờ giá cước vận tải hợp lý hơn.
Giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam trong tháng 12/2021 đạt 2.344 USD/tấn, đây là mức cao nhất kể từ tháng 6/2017, tăng 28,7% so với tháng 12/2020.
Hiện nông dân một số khu vực Tây Nguyên tiếp tục trồng xen cà phê với các loại trái cây khác như bơ và sầu riêng để tăng thêm thu nhập.
Giá cà phê thế giới hôm nay 13/1
Giá cà phê thế giới giao dịch sáng nay đồng loạt tăng mạnh. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại sàn London giao tháng 1/2022 tăng mạnh 2.382 USD/tấn, tăng lên mức 0,51% (tương đương 12 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 3/2022 tại sàn New York tăng mạnh lên mức 240,95 US cent/pound, tăng mạnh 1,65% (tương đương 3,90 US cent) tại thời điểm khảo sát.
Thông tin thị trường cà phê mới nhất 13/1
Giám đốc điều hành Daniel Mbithi của Nairobi Coffee Exchange (NCE) cho biết, Kenya được hưởng mức giá tốt do sự sụt giảm của sản lượng cà phê Brazil trên thị trường thế giới.
Hiện giá cà phê đã tăng nhưng nông dân đang nhận được mức giá khác nhau tùy thuộc vào khu vực và các nhà máy chế biến vụ mùa của họ.
Về cơ bản, nông dân Kenya có được mức giá tốt nhất so với những người trồng cà phê tại Costa Rica, Ethiopia và Colombia.
Nhiều chuyên gia kỳ vọng lợi nhuận cà phê sẽ tiếp tục neo ở mức cao trong năm 2022 trước khi giảm vào năm 2023. Nguyên nhân vì cà phê tại Brazil cần 1 năm phục hồi sau tác động của đợt sương giá.
Trong tháng 12/2021, giá cà phê thế giới tăng lên mức cao nhất trong hơn 10 năm qua do xuất khẩu cà phê của Brazil, nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới sụt giảm mạnh.
Theo thống kê của Vicofa, những năm gần đây, sự phát triển của các hàng quán cà phê, hệ thống cung ứng cà phê, nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, tiêu thụ cà phê trong nước tăng nhanh (với 2/3 là cà phê bột rang xay, 1/3 là cà phê hòa tan).
Ấn Độ và Việt Nam và Guatemala, Honduras và Nicaragua là động lực chính thúc đẩy xuất khẩu cà phê tăng trưởng 2 con số ở khu vực châu Á và châu Đại Dương cũng như khu vực Trung Mỹ và Mexico.
Tiêu thụ cà phê của các thị trường lớn liên tục giảm. Nhập khẩu cà phê của EU được dự báo sẽ giảm 1,1 triệu bao xuống còn 42,5 triệu bao và chiếm gần 40% lượng cà phê nhập khẩu của thế giới.