Giá lợn hơi chạm đáy, tại sao thịt lợn tại chợ, siêu thị vẫn cao?

So với cách đây vài tháng, giá lợn hơi đã giảm khoảng 30%, chỉ còn từ 50.000 - 57.000đ/kg. Đây là mức giá thấp kỷ lục trong vòng 2 năm qua. Dù vậy nhưng giá thịt lợn tại các chợ, siêu thị vẫn không có dấu hiệu giảm.

Giá lợn hơi thấp nhất 2 năm qua

Hiện giá lợn hơi trên toàn quốc dao động trong khoảng 50.000 - 57.000 đồng/kg. Trong khi đó, vào cuối tháng 5 đầu tháng 6, giá lợn hơi dao động ở mức từ 64.000 - 72.000 đồng/kg. Với mức giá này, giá lợn hơi hiện tại đang thấp nhất kể từ giữa năm 2019.

Theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), từ đầu tháng 8/2021 đến nay, giá lợn hơi trong nước tiếp tục xu hướng giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên tiêu thụ giảm, trong khi nguồn cung phục hồi.

Giá lợn hơi thấp kỷ lục trong 2 năm qua
Giá lợn hơi thấp kỷ lục trong 2 năm qua

Trong khi đó, giá thịt lợn bán trên thị trường vẫn ở mức cao, không có dấu hiệu giảm. 

Tại Hà Nội, giá thịt lợn bán ở một số chợ dao động từ 130.000 - 160.000 đồng/kg (tùy loại).

Giá thịt lợn ở một số siêu thị Hà Nội cũng rất cao, như nạc thăn 170.000 đồng/kg; chân giò rút xương 180.000 đồng/kg; sườn vai từ 170-180.000 đồng/kg; thịt ba chỉ gần 200.000 đồng/kg…

Tại sao giá thịt lợn không giảm?

Trả lời câu hỏi này, một tiểu thương ở chợ Kim Lũ cho biết: “Giá lợn hoàn toàn phụ thuộc vào chủ lò mổ, hôm nay chủ lò nói tăng thì chúng tôi bán giá tăng theo nhưng mai chủ lò bán giá giảm thì chúng tôi sẽ giảm giá thịt. Giá lợn tăng hay giảm là do chủ lò mổ chứ chúng tôi không quyết định được”.

Vậy tại sao giá thịt lợn vẫn cao?
Vậy tại sao giá thịt lợn vẫn cao?

Theo tính toán của 1 chủ chăn nuôi lợn, với giá thịt lợn bán trên thị trường như hiện nay, khâu mổ và bán lẻ thu lãi hơn 3 triệu đồng/tạ lợn hơi. Con số này thể hiện nghịch lý trong sản xuất và cung ứng sản phẩm chăn nuôi lợn.

Ngoài ra, lệnh giãn cách xã hội nhằm kiểm soát sự lây lan dịch COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh khiến đầu ra của các trại nuôi lợn tại một số địa phương gặp khó. Trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao khiến nhiều hộ phải bán sớm cắt lỗ.

Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết: “Dịch COVID-19 cũng ảnh hưởng tới việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, đẩy giá cám lên cao, ảnh hưởng tới quá trình chăn nuôi, làm chậm lại nỗ lực khôi phục đàn lợn".

Vụ Thị trường cũng nhận định, từ nay đến cuối năm 2021, dịch tả lợn châu Phi còn xảy ra ở một số địa phương và những nơi dịch đã được khống chế vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại; trong khi chi phí sản xuất, chi phí trung gian, giá thành sản phẩm chăn nuôi trong nước vẫn ở mức cao… sẽ ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi trong nước sau khi sản lượng thịt gia súc, gia cầm tăng trong 6 tháng đầu năm.

Đánh giá:  
 Chưa có bình chọn nào

Ẩm thực

Nổi bật