Giá tiêu hôm nay 22/9: Tăng 500 đồng/kg, dự báo giá tiêu sẽ trụ vững mức 80.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 22/9 tăng đồng loạt ở các địa phương. Giá tiêu khó có thể tăng đột biến như trước đây do yếu tố cung - cầu gây ảnh hưởng.

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tăng nhẹ, hiện giao dịch ở mức từ 77.000 – 81.000 đ/kg.

Giá tiêu cao nhất chạm ngưỡng 81.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, giá thấp nhất 76.000 đồng/kg tại Đồng Nai. 

Giá tiêu tại Chư Sê (tỉnh Gia Lai) ngày 22/9 ghi nhận mức  77.500 đ/kg, tăng 500 đồng/kg. 

Giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong mức 79.000 đồng/kg, tăng nhẹ so với phiên hôm qua. 

Tại Bình Phước, các thương lái thu mua giá tiêu ngưỡng 79.500 đ/kg.

Giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam có dấu hiệu tăng nhẹ, thêm 25 USD/tấn. Lần tăng gần nhất của giá tiêu xuất khẩu là ngày 6/9.

Giá tiêu có thể trụ vững ở mức 80.000 đồng/kg 

Theo ghi nhận của Food News, giá tiêu có thể trụ vững ở mức 80.000 đồng/kg đến cuối năm do nhu cầu tiêu thụ Thế giới tăng cao. 

Tính đến giữa tháng 9, giá tiêu đen tại một số thị trường như Indonesia, Brazil và Việt Nam đã tăng 43 – 45% so với hồi đầu năm và tăng đến 62 – 83% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Vụ thu hoạch hồ tiêu của Brazil, nước sản xuất tiêu đứng thứ hai thế giới, đã bắt đầu vào tháng 9. Sản lượng thu hoạch của quốc gia này trong vụ mới có thể dao động trong khoảng 35.000 - 37.000 tấn.

Còn tại Sri Lanka, sản lượng tiêu hồ tiêu dự kiến đạt 25.000 tấn trong năm 2021, trong đó có khoảng 12.000 tấn được chuyển sang từ năm ngoái.

Hiệp hội Sản xuất hồ tiêu Brazil và một số tổ chức lớn đã đề nghị tạm hoãn thời điểm quy định có hiệu lực trong ít nhất một năm để họ có đủ thời gian điều chỉnh cho các nhà xuất khẩu Brazil.

Hơn nữa, họ cũng lo ngại việc áp dụng quy định đột ngột có thể ảnh hưởng lớn đến các hợp đồng đã ký mà chưa kịp giao hàng. Chi phí vận chuyển tăng trong khi nguồn cung khan hiếm gây ra những mối lo lắng về sự tăng giá hồ tiêu trên toàn thế giới.

Giá tiêu hôm nay 22/9: Tăng 500 đồng/kg, dự báo giá tiêu sẽ trụ vững mức 80.000 đồng/kg
Giá tiêu tăng 500 đồng/kg, dự báo giá tiêu sẽ trụ vững mức 80.000 đồng/kg

Giá tiêu tại Việt Nam đang dao động khoảng 78.000 đồng/kg, tăng 45% so với đầu năm và đạt mức cao trong vòng 4 năm trở lại đây.

Việc giá tiêu tăng cao trong thời gian gần đây là tín hiệu đáng mừng và cơ hội để người trồng tiêu vực dậy sau nhiều năm giá xuống thấp.

Tuy nhiên, giá tiêu có thể chỉ trụ vững ở mức 80.000 đồng/kg và không thể tăng thêm bởi nhiều yếu tố. 

Trong đó, ngoài yếu tố cung - cầu, tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam cũng khiến việc xuất khẩu tiêu giảm trong tháng 7, 8. Việc vận chuyển lưu thông hàng hóa ra cảng khó khăn, chi phí logistics sang Mỹ, châu Âu tăng đột biến kìm hãm giá tiêu khó tăng cao. 

Giá vận tải các tuyến tăng gấp 10 lần từ cuối năm 2020 đến thời điểm hiện tại và chưa có dấu hiệu dừng lại. Nguyên nhân là do tình trạng kẹt cảng và thiếu container rỗng trong một thời gian dài tạo cơ hội cho các hãng tàu thao túng phụ phí và cước phí vận tải. 

Một nguyên nhân khác nữa là vụ thu hoạch hồ tiêu của Brazil, nước sản xuất tiêu đứng thứ hai thế giới, đã bắt đầu vào tháng 9. Sản lượng thu hoạch của quốc gia này trong vụ mới có thể dao động trong khoảng 35.000 - 37.000 tấn.

Do đó, Mỹ và EU đã chuyển hướng qua mua tiêu từ Brazil vì chất lượng tiêu không quá chênh lệch so với tiêu Việt Nam và quan trọng nhất là chi phí vận chuyển từ Brazil tới Mỹ chỉ bằng 1/3 từ Việt Nam và từ Brazil tới EU chỉ bằng 1/10 so với từ Việt Nam.

Theo các chuyên gia, nhu cầu tiêu thụ mùa đông và lễ hội cuối năm đang tới gần. Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung toàn cầu.

Từ những nguyên nhân trên, các doanh nghiệp khi ký hợp đồng mới sẽ phải tính toán lại giá thành sao cho cân bằng với cước logistics để không ảnh hưởng lợi nhuận.

Theo đánh giá của chuyên gia, giá tiêu thời gian qua tăng nhưng không như thị trường kỳ vọng. Phần tăng của giá tiêu chủ yếu để bù đắp giá cước vẫn tải biển đang quá cao, và những chi phí phát sinh từ việc thực hiện các yêu cầu phòng chống dịch COVID-19.

Đánh giá:  
5.0 / 5  (1 bình chọn)

Ẩm thực

Nổi bật