Giá ngũ cốc thế giới hôm nay 22/9
Trên sàn giao dịch Chicago giá ngô giao sau giảm 0,2% xuống mức 5,20-1/4 USD/bushel, phiên đóng cửa trước đó giá ngô đã giảm 1% chạm mức thấp nhất ngày 14/9 là 5,15-1 USD/4/bushel.
Giá lúa mì giao sau giảm 0,4% xuống mức 6,98-1/2 USD/bushel, sau khi kết thúc phiên giảm 1,1%.
Giá đậu tương tăng 0,2% lên 12,65-1/2 USD/bushel chạm mức thấp nhất ngày 25/6 là 12,62-1/2 USD/bushel. Giá đậu tương đóng cửa giảm 1,7%.
Giá ngô và đậu tương của Mỹ giảm do việc thu hoạch đang tăng cường khắp khu vực Midwest và giá năng lượng, chứng khoán giảm gây áp lực cho tâm lý thị trường.
Giá đậu tương kỳ hạn tháng 11 đã chạm mức thấp nhất trong gần 3 tháng, trong khi ngô kỳ hạn tháng 12 giảm phiên thứ 3 liên tiếp và xuống mức thấp nhất một tuần.
Lúa mì giảm theo ngô và đậu tương. Vụ thu hoạch ngô của Mỹ dự kiến hoàn thành 10% tính tới ngày 19/9 và đậu tương là 5%, theo thăm dò của Reuters trước báo cáo hàng tuần của Bộ Nông nghiệp Mỹ.
Báo cáo kiểm tra xuất khẩu hàng tuần do Bộ Nông Nghiệp Mỹ công bố cho thấy, khối lượng kiểm tra xuất khẩu ngô đã giảm 48% so với cùng một tuần một năm trước, trong khi các cuộc thanh tra xuất khẩu đậu tương giảm 80%.
Trong tuần kết thúc vào ngày 19/9/2021, khối lượng ngô và đậu tương được kiểm tra để xuất khẩu vẫn thấp hơn nhiều so với tuần trước.
Giá ngũ cốc Việt Nam hôm nay 22/9
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu đậu tương của cả nước trong tháng 8/2021 sụt giảm mạnh cả về lượng, kim ngạch và giá so với tháng 7/2021, với mức giảm tương ứng 40,9%, 41,3% và 0,4%, đạt 113.088 tấn, tương đương 69,39 triệu USD, giá trung bình 613,6 USD/tấn.
Theo số liệu trên của nhập khẩu đậu tương so với tháng 8/2020 thì tăng 2,8% về lượng, tăng 58% về kim ngạch và tăng 53,8% về giá.
Nhập khẩu lúa mì 8 tháng đầu năm 2021 tiếp tục tăng mạnh, nhập khẩu gần 3,1 triệu tấn lúa mì, trị giá gần 880,16 triệu USD, giá trung bình 283,9 USD/tấn.
Việt Nam nhập khẩu lúa mì chủ yếu từ thị trường Australia, chiếm tới 77% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước, với 2,39 triệu tấn, tương đương 683,45 triệu USD, tăng rất mạnh 355,4% về lượng, tăng 368,2% về kim ngạch và tăng 2,8% về giá so với cùng kỳ năm 2020.
Ngành lúa gạo chưa gỡ được nút thắt tín dụng như kỳ vọng
Đại dịch COVID-19 kéo dài đã gây ách tắc và làm đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất, tiêu thụ lúa gạo, đặc biệt tại Đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh phía Nam.
Trước tình hình này, dòng vốn tín dụng đã được các ngân hàng ưu tiên đổ vào ngành lúa gạo, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ thu mua lúa gạo của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.
Tuy nhiên, hiện nay nguồn tín dụng dành cho đối tượng doanh nghiệp này vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng. Nhiều công ty vẫn phải loay hoay xong việc tìm kiếm nguồn tiền.
Do đó, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan cần có cơ chế triển khai phối hợp một cách rõ ràng hơn để tháo gỡ “nút thắt” tín dụng cho các doanh nghiệp lúa gạo nói riêng, cũng như ngành nông nghiệp nói chung.
Nhất là trong bối cảnh nhiều mặt hàng nông sản đang tồn đọng do dịch bệnh kéo dài 4 tháng nay, doanh nghiệp cần được ưu tiên tiếp vốn để hỗ trợ giải quyết đầu ra cho bà con nông dân.