Giá ngũ cốc hôm nay 13/11: Lúa mì tiếp tục tăng

Giá ngũ cốc hôm nay ghi nhận tăng đồng loạt các loại ngũ cốc. Trong đó, lúa mì tăng mạnh, cao nhất gần 9 năm qua. 

Giá ngũ cốc hôm nay được Food News ghi nhận biến động như sau: 

Giá ngũ cốc thế giới hôm nay 13/11

Kết thúc phiên giao dịch, giá lúa mì kỳ hạn tháng 12 trên sàn Chicago tăng 9-1/2 cent lên 8,12-1/2 USD/bushel. 

Giá lúa mì đóng cửa tại mức 812.50 cents/giạ, tăng hơn 1%. Nguồn cung lúa mì tiếp tục có dấu hiệu bị đe dọa. 

Giá lúa mì thế giới tiếp tục tăng mạnh. Lúa mì Mỹ đạt mức cao nhất trong gần 9 năm, trong khi lúa mì châu Âu đạt mức cao kỷ lục 13-1/2 năm. 

Nguyên nhân khiến giá lúa mì tăng do lo ngại rằng nguồn cung lúa mì xuất khẩu trên toàn cầu có thể bị thắt chặt hơn nữa. 

Đậu tương đóng cửa phiên giao dịch 11/11 tiếp tục tăng nhẹ 0.39%. Mặc dù là mặt hàng đáng chú ý nhất nhưng đà tăng của đậu tương đã có phần chững lại.

Dầu đậu tương tăng mạnh, song không duy trì được lâu cũng dần suy yếu và đóng cửa không thay đổi. 

Khô đậu tương đóng cửa với mức tăng lớn nhất trong 3 mặt hàng họ đậu.

Giá ngũ cốc hôm nay 13/11: Lúa mì tiếp tục tăng
Giá ngũ cốc hôm nay 13/11: Lúa mì tiếp tục tăng

Giá ngô tăng nhẹ 0.04 và đóng cửa ở mức 569.50 cents/giạ. Theo báo cáo mới nhất của CONAB, tổng sản lượng ngô niên vụ 21/22 của Brazil dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục 116.71 triệu tấn. Tăng đến gần 30 triệu tấn so với niên vụ trước.

Brazil đã hủy bỏ việc nhập khẩu bột mì từ Argentina - được làm bằng lúa mì biến đổi gen. 

Arlan Suderman, chuyên gia kinh tế hàng hóa thuộc StoneX, cho biết: "Brazil từ chối mua lúa mì Argentina) có thể đồng nghĩa với việc nhu cầu đối với lúa mì Mỹ sẽ tăng vọt, nếu họ sợ phản ứng dữ dội của người tiêu dùng", và "Cuối cùng thì lúa mì vẫn đến với người tiêu dùng. Quan trọng là người tiêu dùng sẵn sàng chấp nhận điều gì?"

Giá lúa mì ở Paris ở mức cao nhất trong 14 năm do Nga có kế hoạch hạn chế xuất khẩu lúa mì. 

Thông tin bên lề cho rằng, Nga có thể tăng thuế xuất khẩu lúa mì hoặc đặt ra hạn ngạch đối với xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2021, khiến cho nhu cầu trên thị trường quốc tế đối với lúa mì của Liên minh Châu Âu có thể sẽ gia tăng. 

Sự gia tăng này xảy ra trong bối cảnh nguồn cung lúa mì bị cạn kiệt do xuất khẩu nhiều trong thời gian qua và sản lượng ở một số nước giảm trong mùa hè năm nay.

Đầu năm nay, Chính phủ Nga đã đánh thuế xuất khẩu lúa mì để hạ nhiệt giá trên thị trường trong nước.

Đánh giá:  
 Chưa có bình chọn nào

Ẩm thực

Nổi bật