Giá cà phê trong nước hôm nay 9/1
Cập nhật bảng giá cà phê hôm nay 9/1 cho thấy, giá cà phê trong nước phiên sáng nay quay đầu tăng 200 đồng/kg lại tại các tỉnh, thành.
Giá cà phê thấp nhất ở Lâm Đồng hiện được dao dịch ở mức 40.000 đồng/kg, cao nhất ở Đắk Lắk 40.800 đồng/kg.
Giá cà phê thế giới hôm nay 9/1
Giá cà phê thế giới giao dịch sáng nay đồng loạt tăng mạnh. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại sàn London giao tháng 1/2022 tăng mạnh trở lại 2.435 USD/tấn ghi nhận tăng lên mức 0,33% (tương đương 8 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 3/2022 tại sàn New York cũng tăng mạnh lên mức 238,45 US cent/pound, tăng mạnh 2,91% (tương đương 6,75 US cent) tại thời điểm khảo sát.
Giá cà phê thế giới đảo chiều tăng khi thị trường quay trở lại mối lo nguồn cung, với báo cáo tồn kho được “chứng nhận” tại hai sàn tiếp tục sụt giảm.
Trong khi các vấn đề về logistics chưa thể giải quyết trong ngắn hạn và sự điều chỉnh, cân đối vị thế đầu cơ trước suy đoán, Fed sẽ nâng lãi suất cơ bản USD trong năm 2022 có thể nhiều lần hơn dự kiến.
Thông tin thị trường cà phê mới nhất 9/1
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng và USDX giảm, dấu hiệu của lạm phát tiếp tục vượt mức cho dù xu hướng này vẫn chưa thực sự rõ ràng. Chứng khoán Mỹ cũng vừa có một tuần “tồi tệ” nhất trong gần một năm qua, kéo theo các sàn tiền điện tử lao dốc.
Năm 2021, chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam tập trung chủ yếu là cà phê robusta.
Trong đó, lượng cà phê robusta xuất khẩu sang nhiều thị trường chính giảm, như Đức giảm 1,4%; Italia giảm 11,2%; Mỹ giảm 0,6%, Tây Ban Nha giảm 37,8%; Algeria giảm 12,2%.
Ngược lại, lượng cà phê robusta xuất khẩu sang Nga tăng 15,1%. Đồng thời, xuất khẩu sang Trung Quốc cũng tăng mạnh 61,1%.
Nhìn lại năm 2021, Bộ Công Thương nhận định xuất khẩu cà phê sang EU giảm vì gặp khá nhiều trở ngại. Song, dự báo năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU sẽ khởi sắc nhờ lợi thế EVFTA và tình trạng thiếu container, hàng hóa thông quan thuận lợi.
Năm 2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU giảm nhẹ.
Ở thị trường EU, cả Việt Nam và Brazil đều được hưởng ưu đãi thuế quan nhờ các hiệp định thương mại tự do.
Tuy nhiên, mỗi một quốc gia lại tập trung vào phân khúc nhất định của ngành cà phê EU. Trong khi, Brazil là tập trung vào dòng cà phê arabica thì Việt Nam lại hướng đến sản xuất và xuất khẩu robusta.
Do đó, Việt Nam còn nhiều dư địa xuất khẩu trong năm 2022, nhờ lợi thế về thuế và nguồn cung cà phê chất lượng cao gia tăng.