Giá cà phê trong nước hôm nay 27/9
Cập nhật bảng giá cà phê trong nước mới nhất hôm nay 27/9 cho thấy, giá cà phê tại một số địa phương trọng điểm ghi nhận mức tăng nhẹ 100 đồng/kg so với phiên hôm qua.
Sau khi nhích nhẹ, giá cà phê ở các tỉnh thành này ngày hôm nay cụ thể như sau:
Giá cà phê thế giới hôm nay 27/9
Trong tuần qua, sự biến động giá cà phê ở 2 sàn quốc tế có sự khác biệt. Trong khi robusta có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm đan xen với mức điều chỉnh nhẹ thì giá cà phê arabica lại có 1 phiên giảm và 4 phiên tăng liên tiếp. Đáng chú ý là các phiên tăng này đều ghi nhận mức tăng mạnh. Giá arabica kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng tất cả 7,95 Cent, tức tăng 4,27 %, lên 194,35 Cent/lb.
Trước giờ đóng cửa tuần này, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 11/2021 tăng nhẹ 2 USD (0,09%), giao dịch tại 2.148 USD/tấn; Cùng chiều tăng, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 1/2022 cũng tăng mạnh hơn 10 USD (0,47%), lên 2.129 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.
Trong khi đó, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York vẫn duy trì đà tăng mạnh. Theo đó, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 tăng 3,75 Cent (1,97%), giao dịch tại 194,35 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022 cũng tăng 3,75 Cent (1,94%), lên 197,15 Cent/lb. Khối lượng giao dịch vẫn tiếp tục tăng khá tốt.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trên thị trường quốc tế tăng một phần là do Ủy ban Chính sách Tiền tệ (Copom) Brazil vừa nâng lãi suất cơ bản đồng Real lần thứ tư trong năm nay lên ở mức 6,5%/năm và dự kiến sẽ còn tăng tiếp để lên mức 8,5%/năm vào cuối năm. Động thái này nhằm mục đích nhằm góp phần kìm hãm lạm phát và đẩy mạnh xuất khẩu.
Cùng với đó, thị trường cà phê vẫn còn đối mặt với nhiều mối lo ngại khi vành đai cà phê ở Brazil chưa thể đón lượng mưa nhiều, vẫn còn khô hạn. Đồng thời, sản lượng cà phê ở quốc này này cũng dự báo sẽ giảm trong năm nay.
Giải pháp của Trung Quốc trong vấn đề Evergrande và thị trường tài chính Mỹ tích cực cũng đã giúp cà phê arabica có 1 tuần tăng tốt.
Tại Brazil, lượng mưa đầu mùa chưa đủ để cải thiện độ ẩm và nhiệt độ ở mặt đất. Trong khi tác hại của đợt sương giá tháng 7 kết hợp với khô hạn kéo dài khiến cây cà phê suy kiệt sẽ dẫn tới lượng hoa vụ mới sẽ không đạt yêu cầu.
Đáng lưu ý nữa là vụ mùa năm 2022 sắp tới sẽ cho năng suất thấp theo chu kỳ “hai năm một” nên nguy cơ Brazil sẽ đối diện với một niên vụ cà phê 2021/2022 cho sản lượng giảm kỷ lục.
Trước đó, Công ty Nông nghiệp quốc gia Brazil (Conab) đã đưa ra báo cáo cuối vụ thu hoạch với ước tính sản lượng cà phê arabica giảm 8% so với ước tính trước đó, xuống ở mức 30,7 triệu bao, mức thấp nhất trong vòng 12 năm, giảm tới 37% so với năm 2020 là năm cho sản lượng kỷ lục ở mức 48,8 triệu bao. Báo cáo cũng ước tính sản lượng cà phê Conilon robusta tăng 4,5% so với ước tính trước đó, lên ở mức kỷ lục 16,1 triệu bao, do đã có sự cải thiện đáng kể về các biện pháp canh tác loại cà phê này để đạt năng suất cao.
Đối với cà phê robusta trên sàn London, giá cà phê này đã có điều chỉnh giảm nhẹ khi đã bước vào vùng “quá mua”. Tuy nhiên, hiện vẫn đang tiếp đà tăng khi mối lo về nguồn hàng ở Đông Nam Á vẫn chưa được cải thiện.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, tháng 8/2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt 2.012 USD/tấn, là mức cao nhất kể từ tháng 11/2018, tăng 4,7% so với tháng 7/2021 và tăng 9,4% so với tháng 8/2020. Làn sóng Covid-19 diễn biến phức tạp vẫn ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 8/2021.
Còn tại Uganda, Cơ quan Phát triển Cà phê Uganda (UCDA) đã báo cáo xuất khẩu trong tháng Tám tăng 34,89% so với cùng kỳ năm trước, lên 700.990 bao, đưa xuất khẩu cà phê trong 11 tháng đầu niên vụ hiện tại 2020/2021 lên đạt tổng cộng 5.909.115 bao, tăng 1.054.726 bao, tức tăng 21,73% so với cùng kỳ niên vụ trước.